Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Gia Đình Cụ Lụa tại Cambogde - Di tản về Tây Ninh - 1/ Ở Cửa Số 4 nội ô TT.Tây Ninh (1945 - 1953 )

 Mẹ tôi kể :

Sau 2 năm làm phu cao mủ cao su cụ Lụa ra ngoài  khoảng 1920 và bắt đầu mở 1 tiệm tap hóa nhỏ.Vì ko cờ bạc nên công việc làm ăn phát đạt..Bà nội giàu có,ba tôi được theo học trường Tây trên  thành phố.

 Mấy năm sau gia đình mở thêm 1 tiệm may và ba tôi tìm được 2 người Việt cũng lưu lạc ở Cam về ở nhà như người thân là ông Hoàng văn Khiêm,có nghề làm thợ may và nghề tay trái là xem mạch bốc thuốc bắc,ông là 1 nhà nho lỡ vận và chú Nguyễn văn Tư (tư Thọ )

Dân Cam lúc bấy giờ chia ra làm 2 tầng lớp :

- thương lưu,quan quyền sống y như người Tây,đi xe hơi nhập từ Pháp ,sở hửu những đồn điền rộng cả ngàn mẫu 

-  những dân bình thường rất  nghèo và bẩn  , thiếu mọi thứ,con cái không được học hành

Ba tôi chơi thể thao,chụp ảnh,phụ Bà nội mua hàng bán

Người Cam tại các phum sóc bấy giờ rất ngây ngô. đơn giản,họ bán các vật nuôi:gà,cá bắt đươc  không  tính theo con:lớn nhỏ  mà đồng giá .Hỏi sao họ nói con gà nầy đem về nuôi mấy tháng thì nó cũng lớn bằng con kia....? thật lạ....

Người Việt mình ra chợ chồm hổm thấy cá nào lơn,gà to là mua....Họ bán gạo,đong bằng ống bơ  (lon sửa bò) ,khi cho uống 1 chun rượu thì  còn bao nhiêu đỗ hết cho người mua,ko thèm đong 

Năm 1942,mẹ về Kongpong cham làm dâu ,thỉnh thoảng vào rừng cao su lượm cũi thấy những người Việt trốn contrat. hoặc nợ nần cờ bạc   ở đây,họ hái lượm,ăn bất cứ thứ gì kiếm được trong rừng ,tăn cắp ban đêm ... ở lâu không có ánh mặt trời nên  người  họ ốm đói,xanh xao nhưng nếu họ ra ngoài lộ là bị bắt liền...

Sau đó có phong trào"Cáp Duồng")giết người Việt ,bắt đâu từ các vùng  quê rất xa,lần tới Kongpongcham.,có nhiều  vụ cướp bóc xảy ra..

Tôi ra đời ngày 30 tháng 8 năm 1945,lúc đó nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời,ba tôi xé 1 tờ lich gi tên tôi là Pham Kong Hoa (....?).Tôi đã thấy tờ lịch đó nhưng hiện nay nó đã bị hỏng vì năm tháng

Mấy Bạn của ba tôi đề nghị gia đình dời vào phum sóc của họ cho an toàn  nhưng ba tôi nghĩ đến chuyện về VN,nơi đến là Tay Ninh

Tháng 3.1946,ba thuê 1 chiếc xe đò về TN,đồ chất lên xe là 1 cái máy may đạp chân,vải vóc,kéo thợ may,vạch sừng,muỗng bằng bạc, đồ nấu nướng bằng đồng ,sách vở tiếng Pháp và Việt, bộ sách thuốc bằng chử nho của ông Năm HV.Khiêm  1 bộ Tiểu Thuyết thứ Bảy,máy ảnh  nghe đâu đã chụp ảnh Vua Shisanook và Bảo Đai trong lần vua Việt thăm Cam (tấm ảnh nầy năm 1977,anh PM.Tuân đã xin và mẹ tôi cho)

Trong khi Ba,ông Năm,Chú Tư đang dọn đồ thì hàng xóm ùa đên năn nỉ Cậu Hai về TN cho gia đình tôi đi với ,Họ leo lên xe,chú Tư Thọ không có chỗ ngồi phải leo lên mui nhưng cũng kịp mang theo 1 chồng nón lá....rất nhiều vật dụng phải bỏ lại

Dọc đường di tản,thấy bà con có cháu nhỏ đi  bộ dưới trời nắng chang chang,chú Tư lại ném cho họ 1 cái nón lá và lúc xuống tới TN thì không còn cái nào

Nhà tôi đến ở nhờ nhà ông chín Ổn,1 điền chủ giàu có vùng Trường Đua ,xa tỉnh khoảng 5km...

Nhà Cụ nầy rất rộng,mái ngói nhưng nghe nói ban đêm gia đình không ngủ trong nhà vì sợ cướp mà ngủ ở chuồng trâu,cây rơm,trong nhà chỉ có mấy người Bắc kỳ chạy loạn từ Cam về 

Khoảng 1945 ở ngoài Bắc có nạn đói (năm Ất Dậu) ,trong Nam thì ko còn vải vóc,trẻ con  trai gái nhà nghèo đều trần trụi dù rất lớn,vợ chồng chia nhau 1 cái quần,ai đi ra ngoài mới mặc vào.Bấy giờ nhờ ít vải đem từ Cam sang nên nhà tôi  đem ra chợ TN bán có tiền để ăn

Tôi còn nhỏ được bọc trong mảnh xà rông củ nhưng có nhiều người dòm ngó nói nhà tôi giàu,Bà và mẹ rất sợ

Được non tháng,Bà Nội và Ba tôi chuyển đến thuê nhà tại chợ cũ Tây Ninh,Ba tôi thường lên xuống Saigon nhiều hơn

Tại căn phố chợ cũ,ban đêm Tây  thường đi tuần xét hỏi nhiều nhà,ban ngày nhiều thanh niên Việt bị bắt trói,bị những tay sai của Tây đánh đập tàn nhẫn.Tây nó rất khôn không  bao giờ thấy nó trực  tiếp đánh người mình.

Một ngày nọ Ba tôi nói đi Saigon rồi không bao giờ về,Bà Nội đi hỏi nhiều nơi không ai biết..chú Tư gia nhập quân đội Cao Đài.Ông năm quen mấy người  Bắc nói vùng đạo có thể ở được nên tìm cách vào vùng đao

Khoảng 1947,cả nhà dời vào cửa số 4,cất 1 mái nhà tranh trên đất của Bà Cụ Mười

Lúc nầy vải vóc bắt đầu có trở lại nên ông Năm  bắt đầu may quần áo cho lối xóm và thêm nghề tay trái là bốc thuốc cho bà con đau yếu.Tiếng lành đồn xa....ông không lấy tiền kê toa nhưng nhờ ông mà tiệm thuốc bắc của chú ba Lủy  gần cửa số 4 thêm nhiều khách

Ông từng được đón vào ban đêm qua sông Cẩm Giang để trị bệnh cho bà mẹ ông Trình Minh Thế,1 tuớng Cao Đài lúc bấy giờ .Buổi sáng sớm,mấy ông tướng trong chùa  ngồi ngựa  qua nhà đều  vui vẻ chào ông.Trong xóm có nhà của cụ Thượng Sáng Thanh,1 chức sắc Cao Đài thỉnh thoảng ghé nhà đàm đạo

Năm 1952 có cơn bão năm Thìn ,nước tràn qua  phía hùa Gò Kén.Bác 6 Thạnh là con út cụ Mười lúc đó mới mua 1 chiếc xe Traction nên chở tôi và các con cháu ông ra xem.Trẻ con không biết gì về thảm họa nên tha hồ té nước,cười vui

Nhà Bà Cụ có 3 người con : Bác Tư Thành làm đạo,Bác 5 Thà(gái ) hầm  băp hột  bán

Mỗi tối nếu bắp nhiều nước phải chắt ra bớt nên nhà tôi thỉnh thoảng đuợc bác cho 1 tô nước bắp hầm,thêm chút đường vào thì uống thật ngon

Tôi theo hoc lớp Đồng ấu  và Dự bị ( 1+2 )tại trường Bàu Cà Na ,lớp Trung Đẳng tại Đạo Đức Hoc đường.Các trường nầy do Đạo lập ra miển   học phí và nghe đâu Thầy Cô lảnh lương bằng gạo

Lúc bấy giờ theo luật Đạo,hàng năm những người Bắc  cày cấy trên đất đạo phải đến Tòa Thánh làm giấy :"Ra Vô Cửa" nên buổi trưa nhà tôi là nơi đón tiếp nhiều đồng hương,có khi họ mang theo chút thức ăn cùng dùng cơm trưa với gia đình trên manh chiếu trãi dưới đât

Ở vùng nội ô của Đạo phải tuân theo luật ăn chay 1 tháng 10 ngày,vào những ngày này khắp chợ búa ko ai bán đồ mặn....Trúng ngày chay kéo 2,3 ngày bà nội lén đi chợ TN mua đồ ăn,bà đối cái thúng trên đầu và đi bộ khoảng đường hơn 10 km (Đi và về )

Giữa năm 1953,việc may vá khó khăn hơn,ông Năm có ý định dời nhà ra của số 7 vì nơi nầy nhộn nhip

(Còn tiếp )




 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét