Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Thời thơ ấu của Du


Nhà rất nghèo vì cha bị tai nạn mất sớm,mẹ Du một mình tần tảo nuôi 2 con thơ ăn học.Không vườn ruộng,ba mẹ con mướn 1 căn phố nhỏ gần chợ,mẹ làm nghề thợ may ,tài sản đáng giá nhất chỉ là một cái máy may rất củ,sét gỉ, đen đủi nhưng may mà đường kim mũi chỉ của nó còn rất tốt.
Ở cái xóm nhỏ nầy phần nhiều là dân tứ xứ nghèo,họ về đây mướn nhà ở,đi làm thuê làm mướn ngoài tỉnh,thu nhập bấp bênh nên tiệm may của mẹ phải nhận nhiều đồ vá,sửa...chỉ lúc gần Tết đám trẻ con lao nhao đòi sắm đồ mới ba mẹ chúng mới rán dành dụm tiền may cho mỗi đứa một bộ,mà luôn dặn trừ hao kích cở,quần phải dài,đôi khi phải sắn lên mới mặc được và áo luôn phải rộng phòng lớn lên .Câu nói :''Thợ may ăn vải '' là không thể có 1 chút gì liên can đến nghề nghiệp của mẹ bởi vì bà phải luôn trổ hết tài khéo léo để sử dụng hết những miếng vải đầu thừa đuôi thẹo,không bỏ phí một mẫu nhỏ.Hồi đó rất khó khăn,vải vóc không có nhiều, tuy vậy tiền công may cũng không đắt lắm,đôi khi bà con hàng xóm còn trả bằng gạo,nếp hay rau quả có ở vườn nhà. Bắt đầu tháng 11,công việc bận rộn hơn,ban đêm có lúc mẹ phải đốt đèn măng-xông để may đêm.Hai anh em Du chỉ có thể phụ mẹ bắt nồi cơm,đơm khuy nút áo....và cũng để nhắc mẹ may đồ mới cho 2 anh em....
Lật bật đến sáng mùng 1 tết,Du thức dậy ,nhìn vào bàn máy may thấy xấp vải cắt đã cắt rồi nhưng mà chưa may thành đồ mới,Du tức tối bật khóc nhưng nhớ lời mẹ dặn năm mới không được khóc sẽ xui suốt năm..nó chui vào góc buồng rấm rứt .... Du nằm đó rồi ngủ quên lúc nào không hay , mẹ dọn hoa quả ra cúng xong mới bắt đầu may quần áo mới cho 2 anh em.
Một lát sau,có người lay Du dậy. ..là bà Ba nhà bên cạnh vì . Sáng sớm,bà dậy,bày lễ vật ra cúng kiến ông bà xong xuôi mới sang gọi anh em Du sang ăn cơm. Bà ở có một mình,con cái ở rất xa,ít có cái Tết nào đoàn tụ với mẹ.Bà rất thương 2 đứa trẻ nghèo mồ côi cha và hay chia sẽ cho bọn trẻ chút ít quà bánh.Bà bán trái cây lặt vặt mua từ các vườn trong xóm: Đu đủ,điều,mít,bưởi...
Bửa cơm đầu năm hôm nay ngon hơn vì có thịt kho ,dưa giá,canh khổ qua nhồi thịt và mứt gừng.Đó là loại gừng sắt sợi xên với đường đen...đó là món ngon nhất vì khi đó cơm ăn thường cũng chưa đủ nói gì đến bánh kẹo mứt...ở phía sau nhà còn chút ít đất,chịu khó chăm bón gừng mọc rất nhanh khong phải đi mua.,bà Ba thường nói rằng ăn nó sẽ thông cổ,ấm phổi,bớt ho hợp với mơi lứa tuổi...Bà Ba xoa đầu Du: - Thôi con ăn với bà đi cho vui,đừng khóc nữa,nếu mẹ con may đồ không kịp cho người ta,bị người ta la rồi không thèm đem tới nữa thì lấy tiền đâu ra nuôi 2 anh em ăn học.Rồi bà cười cười : Con biết không? Ông bà nói thợ rèn không có dao ăn trầu, mẹ con làm thợ may mà con không có áo mới cũng đâu có chi lạ.Con thấy không trong xóm mình có 2 ông thợ hồ đó,nhà mấy ổng xây cũng dở dang,lưng chừng,tường còn chưa tô nổi...Du không nói gì nhưng lúc đó nó tự nhủ thầm khi lớn sẽ không làm thợ may,thợ rèn,thợ hồ....nó chỉ mong thành người cho vay tiền góp,theo nó là sướng nhất vì mọi người đều nợ mình ,phải năn nỉ mình như ông bà sáu A ở chợ là thích nhất...
Năm Du vào lớp 6 trường công của tỉnh thì anh trai Du đã lên lớp 7 cùng trường.Mẹ mua cho 2 anh em 1 chiếc xe đạp.nó có bộ khung sườn màu xanh lá mạ được hàn bằng mấy thanh sắt ngang dọc.Ông già sửa xe đạp nói nó xấu nhưng mà chắc chắn,không sợ sườn bị gãy bất tử,2 anh em thay phiên chở nhau trên chặng đường dài hơn 10km mỗi ngày.Xe đạp rất nặng,Du ghét nó lắm nhưng phải đi bộ thì càng khổ hơn,những khi trời mưa gió thì chặng đường về là 1 cực hình của 2 đứa trẻ.
Học trường xa,buổi trưa phải mang cơm theo ăn.Hết giờ học,thầy giám thị hoặc trửơng lớp đóng cửa các phòng học lại và dồn những đứa ở lại vào 1 phòng học khác gần bác bảo vệ.Ở đó,mấy đứa trẻ có thể bày cơm mang theo ra ăn và ngủ trưa trên bàn học. Mẹ thường gói cơm trưa của 2 anh em vào lá chuối và để vào 1 bẹ tàu cau gói lại như 1 cái bánh chưng.Thức ăn khô,không bao giờ có canh,hiếm hoi có thịt ,thường là xác đậu nành trộn muối và xả ớt ,đem ép thành từng miếng dẹp,phơi khô rồi đem nướng hoặc sơ mít,giả nhuyển,trộn muối sả,phơi khô rồi cũng nướng hoặc có dầu mở thì chiên,sang hơn,nếu bữa nào bà Ba bán bưởi đắt,dư ra nhiều vỏ bưởi,mẹ và bà kiếm 1 trái đu đủ xanh rồi chế biến thành món nem chua,ăn với cơm cũng ngon. Anh 2 lớn,có vẽ mắc cở với các bạn anh ,anh thường kéo Du ra ngồi xa xa để 2 anh em ăn một mình,anh không muốn ai nhìn vào bữa cơm trưa đạm bạc của 2 anh em Nhưng chính việc ngồi tách ra xa làm thằng Giàu ,con ông bà sáu,chủ tiệm tạp hóa và cho vay tiền góp chú ý,ngày nào nó cũng chạy lại xem 2 anh em có gì hôm nay.Nhà nó giàu nhất trường,cơm trưa đựng trong ''gàu-mên'' đàng hoàng,có 3 ngăn: cơm canh và thức ăn mặn,khi thì là 1 con cá chiên rất to,cục thịt kho tàu thơm phức kèm theo 1 cái hột vịt hoặc tôm rang đỏ au,mấy món mà các gia đình khác ít có trong bữa ăn hàng ngày...
Một bữa,thằng Giàu bổng đến gần 2 anh em,nó nói bây giờ mình đổi đồ ăn đi,và nó tự động gắp miếng sườn chiên rất lớn bỏ vào mo nang cơm của 2 anh em và lấy lại 2 miếng xác đậu nành nướng.Thằng nhỏ ăn coi bộ rất ngon miệng còn 2 anh em Du chỉ nhìn chứ chưa dám ăn vội.Giàu nói má nó và bà nộ i cứ bắt ăn thịt cá hoài,nó ngán gần chết mà ăn cái nầy cũng ngon,nó dặn 2 anh em mai đem theo nem chua đổi ăn tiếp....Du rất khoái chí với cái mục đổi thức ăn nầy lắm nhưng anh hai thì hình như không thích mấy.Anh luôn lẩm bẩm: coi chừng mấy đứa khác nó cười...
Anh 2 hơn Du đến 4 tuổi,vóc dáng nhỏ thó,đứng chỉ cao hơn Du có chút xíu và học hơn Du có 1 lớp,mẹ nói lúc sinh ra anh nhà rất khổ,anh đau ốm luôn,đến giờ cũng vậy,tuy nhiên anh xứng đáng là con trưởng nhờ cậy, anh giúp đở mẹ nhiều việc : xách nước, kiếm củi vụn về nấu,quét nhà...và luôn nhường phần cho em..
2 anh em nghĩ hè và chuẩn bị vào lớp trên thì nhà bị đuổi,chủ phố bán cho người khác,người mới không cho thuê nữa,mọi người phải kiếm nơi khác ở .Ngay lúc đó thì bà Ba bị ốm nặng,mẹ vội gom chút ít đồ đạc và bàn máy may gửi nhờ nhà người quen rồi vào bệnh viện săn sóc bà.Mẹ nhờ người nhắn tin về quê cho con bà.Mấy người con lên không kịp,bà mất vào 1 buổi tối mà người thân nhất bên cạnh bên cạnh chỉ có 3 mẹ con Du,chính xác là có mẹ thôi,còn 2 anh em thì đứng ngoài cửa vì mẹ bảo đừng vào .Du rất thương bà Ba nhưng lần đầu tiên nhìn thấy người chết Du hết sức sợ hãi....Ngày thường,mặt mũi bà trông hết sức hiền lành,điềm đạm nhưng lúc hấp hối,mặt bà nhăn nhó,hình như là đau đớn lắm,người giật giật,run rẫy...người hộ lý già phải đè tay bà xuống giường,còn mẹ thì đứng bên cạnh , mẹ đang đọc nhỏ một đoạn kinh cứu khổ (sau nầy mẹ kể với Du như thế),mất mấy tiếng đồng hồ sau bà mới đi được.
Bà Ba được đem chôn ở nghĩa địa sau chùa,đám tang nhà nghèo,chỉ có 1 vị sư già đi trước tụng kinh.,sau là 2 người con và bà con lối xóm....Mẹ con Du đến chùa cầu nguyện cho bà vào mỗi thất cho đến ngày 3 mẹ con dời nhà ra gần thị xã.
Mẹ lảnh giặt đồ cho mấy nhà khá ngoài phố,thu nhập đở hơn nhưng nhìn bàn tay nhăn nhúm lở loétvì bị<<,nước ăn.>>của mẹ anh 2 buồn lắm,anh muốn đến các nhà chủ phụ giúp mẹ nhưng mà mẹ không cho,mẹ nói người ta không cho con nít vào nhà sợ mất mát đồ đạc...thôi để mẹ ráng làm,mai mốt các con ăn học thành tài rồi mẹ nghỉ...Du chưa tính ra học đến lớp mấy mới gọi là ''ăn học thành tài''.Nó hiểu ra đôi chút,bây giờ mà muốn làm nghề cho vay thì trước hết phải có nhiều tiền. Anh 2 quả quyết : anh sẽ rán học đậu trung học đệ nhứt cấp rồi thi vào trường sư phạm ra làm giáo viên tiểu học,vừa có nghề,vừa có tiền,anh sẽ nuôi mẹ,không cho mẹ đi giặt đồ mướn nữa,nếu Du mà chăm chỉ học,anh sẽ nuôi luôn cho học tới bác sỉ hay gì,gì cũng được.
Tội nghiệp cho anh 2,ước muốn không thể nào thành sự thật. Một buổi chiều nọ,trên đường kiếm củi về nhà,qua trước đồn lính địa phương quân.Mấy người lính vừa đi tập từ trong núi về bằng xe hơi ,họ quăng từ trên xe xuống mấy trái đạn lép và nó phát nổ,tiếng ầm vang ra tận chợ.
Một lúc sau.qua cơn hoảng loạn,mọi người tìm thấy anh 2 gục trong vũng máu,anh đã tắt thở vì bị 1 mảnh thép lớn ghim đúng tim ,lúc đó anh đứng rất xa nơi đạn phát nổ trong khi những người ở gần chỉ bị thương. Đám tang anh có rất đông bạn cùng khối lớp 9 tham dự vì anh mới được bầu làm lớp trưởng,mấy bạn học sinh nữ khóc rấm rứt. Mẹ thì như câm ...không nói gì,đôi mắt thất thần.Cô giáo chủ nhiệm giúp mẹ làm mọi việc...
Khi đưa đám anh xong,mọi người ra về hết,nhà chỉ còn 2 mẹ con ,mẹ như đổ xụp xuống,nuớc mắt tuôn rơi.Tội nghiệp mẹ...sau nầy Du biết mẹ rất khổ vì ngoài nổi đau mất con,mẹ còn cảm thấy có lỗi trong cái chết của anh 2,mẹ hay nói nếu mẹ cố hơn chút nữa...không để anh ra ngoài kiếm củi phụ giúp gia đình thì không có chuyện thảm xãy ra nhưng biết làm sao mẹ ơi,thời chiến tranh...nhiều cái chết hết sức ''tình cờ'' và oan uổng.....
Mẹ lại dọn nhà,có tin đồn gì đó nên mẹ cũng không dám đi làm xa,mỗi ngày thức dậy đều nấu cơm sớm để ăn,mẹ còn dặn Du tan học phải về nhà liền,không được đi đâu...Quần áo,đồ đạc và cái đầu bàn máy may củ được mẹ gói cẩn thận trong một cái bao bố đựng gạo....
Cái chợ nhỏ vẫn có người buôn bán nhưng gương mặt mọi người có vẽ nhấp nhổm là lạ....không thấy bóng mấy người lính địa phương quân ra mua thức ăn như mọi lần.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975,Du thấy nhà bên cạnh lao xao,nhìn ra đường thấy quần áo lính vứt đầy,trại lính vắng hoe.Chú tư nhà bên cạnh đạp xích lô cùng mấy đứa con chở về được 1 bao gạo....và mấy bao đồ.....rồi  mấy cha con  vào nhà đóng cửa lại kín mít.Du chạy ra đường lượm về 1 cái bi-đông nước,vật mà nó rất thích để mang theo nước uống khi đi học.Mẹ trông thấy hốt hoãng quăng bình nước vào bụi cây và lật đật kéo Du vào nhà ,đóng cửa lại...
May cũng không có gì xảy ra,chẳng có tiếng súng nổ nào.Đến trưa,mọi người gần chợ tụ tập ở quán cà phê nghe radio thời sự.Vậy là đã giải phóng.Chính quyền củ đã bị lật đỗ....
Rồi Du đi học trở lai,trường bây giờ có thêm nhiều thầy cô mới........

Ngày mùng 5 tháng 5 (AL) 2009 - Cơm rượu


03/03/2009 03:54 pm
Cơm rượu.
Ngoài |Tết Nguyên Đán ra,người VN còn ăn 1 cái tết nưa năm.Đó là Tết Đoan Ngọ hay nói thông thường đó là Tết mùng 5 tháng 5.Ngày Tết nầy,mọi nhà chủ yếu là bày bánh trái cúng kiến ông bà tổ tiên nhưng có một món ăn không thể thiếu trong ngày này,giống như bánh chưng,bánh tét trong ngày tết cổ truyền,đó là món CƠM RƯỢU.Món nầy phải được ăn vào buổi sáng sớm mùng 5 Tết,khi mới thức dậy,bụng còn đói chưa ăn món gì.Các cụ tin rằng ăn như thế,mọi sâu bọ(giun,sán... ) trong bụng sẽ bị giết sạch v à có nhiều sức khỏe suốt cả năm.
Để làm món cơm rượu dùng trong sáng mùng 5 - 3 ngày trước đó bà tôi đã chọn nếp thật ngon,loại bỏ những hạt tẻ và nấu thành cơm nếp.Cơm phải mềm,dẻo,không được cứng khô hay nhão sau đó trộn men vào và ủ 3 ngày thành cơm rượu.
Về men,tất cả các hàng bán gia vi ở chợ đều có,người bán định lượng ngay được số hạt men mình cần cho mỗi kg nếp. Cơm Nếp phải trãi ra một cái mâm cho thật nguội,men đem về phải tán cho thật nhuyển như bột rồi mới trộn đều vào nếp,trộn thật đều xong đem bỏ tất cả vào một cái thố hay tô lớn,dùng lá chuối phủ lên trên rồi đậy nắp kín lại,để vào một chỗ ,3 ngày sau có thể đem ra dùng.Ngày nay,ở TP,lá chuối có khi khó kiếm,ta có thể dùng miếng nhựa thực phẩm đậy lại cũng được.
Nếu muốn có viên cơm rượu tròn thì phải vo viên,sau khi trộn đều men vào nếp.Lấy 1 cái chén nước đổ vào chút muối mặn vừa thôi,thoa chút nước muối nầy vào bao tay dùng để vo viên cơm,sau đó cũng sắp vào thố y như trên.
Ngày nay,cuộc sống luôn bận rộn ,hối hả....đáp ứng là thức ăn nhanh...những cách sống theo nếp xưa bị bỏ qua nhiều,có mấy ai còn tin ăn cơm rượu sớm ngày mùng 5 hết giun sán và buổi trưa đúng 12 giờ ngước mắt nhìn mặt trời hết đau mắt hột?....như ông bà ta khi trước. Không bàn đến những chuyện đúng sai thuộc về khoa học...
Dù thế nào,đó cũng là những hồi ức dễ thương của một thời trẻ thơ không thể nào trở lai.

Tờ giấy khai sinh của tôi


GIẤY KHAI SINH CỦA TÔI.
Vào thời của tôi,lớp tuổi sinh từ 1940 đến 1948,phần nhiều ít được làm giấy khai sinh trừ những gia dình  ở chợ,có làm <<chức việc>>..Ở quê,.thời đó còn loạn lạc,nhiều gia đình phải chạy từ chỗ nầy qua chỗ khác nên trẻ con sinh ra chỉ nhờ sự mát tay của bà mụ vườn.Tên con trai thường là Đực lớn,đực nhỏ,Hai, Ba..Con gái thường là Bé,Gái..nếu có đứa em thì con chị thành gái lớn...
Năm 1949-50,gia đình tôi gồm bà nội,ông Năm <tôi sẽ viết 1 bài về người ông nầy sau>,má tôi và tôi về cư trú tại nội ô Tòa thánh Tây Ninh và theo đạo Cao Đài. Chính tại. nơi nầy tôi đã gặp những con người  rất  nghèo  tiền bạc nhưng thừa lòng nhân ái.
Trở lai chuyện tấm giấy khai sinh . Bắt đầu lớp 1 (hồi đó gọi là lớp đồng ấu), tôi
,học ở 1 ngôi trường nền đất,vách lá,cất trên 1 caí bàu đầy cây cà na,do đó trường có tên gọi là trường Bàu Cà na
Học trò ở đó không phân biệt độ tuổi,vì chiến tranh nên nhiều đứa lớn đaị  đứng cao gần bằng thầy mà không biết chữ nào nên vào lớp vỡ lòng,học chung với mấy đứa bé con,mới đến trường lần đầu.  Xin đi học cũng hết sức đơn giản, cha mẹ hay có người lớn dẫn đến xin với thầy và học Về tên họ thì ,,<< tùy nghi khai báo>> , Thầy không bao giờ hỏi bất cứ giấy tờ , cứ theo lời khai bằng miệng .Tôi là đứa bé nhất nên thầy đặt tên là bé,,,Cứ như vậy mà thầy dạy và trò học,không có đóng tiền trường,nghe đâu  mỗi tháng thầy  được lãnh gạo từ trong Đạo.
Đến năm 1954, tôi qua được   lớp dự bị,bỏ lớp sơ đẳng (lớp 3 bây giờ) và nhảy lên học trung đẳng (lớp 4), rồi cao đẳng (lớp 5),cuối năm sẽ thi Tiểu học.Đó là năm 1955.Miền Nam có chính quyên đầu tiên do ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống,...Bấy  giờ  tại nhiều tỉnh thành,những trường trung học công lập được xây dựng mới,phòng ốc khang trang,lót gạch sạch sẽ..và nhất là học trường công không phải đóng tiền, nếu học giỏi còn có học bổng....mà muốn học lên nữa phải có giấy khai sinh,
 Lúc  tôi sinh ra,tại nhà thương KongpongChàm (kampuchia), không  làm giấy khai sinh được  nhưng theo lời má tôi  thì  ba tôi và mấy người bạn nói bây giờ VN độc lập rồi ,có nhà nước VNDCCH nên không cần giấy tờ gì của Tây....???? .
 Nhưng sau khi tôi ra đời được hơn tháng là bắt đầu chiến dịch<<cáp duồng>. Mấy người bản xứ K,khích động,giết,cướp bóc ...những gia đình người Việt ở K, gia đình tôi buộc phải bồng bế nhau về cư ngụ tai Tây Ninh, rồi sau khi ba tôi mất tích,cả nhà vào vùng Cao Đài sinh sống.
Mấy người quen tới may  vá quần áo tại  nhà tôi (lúc đó má tôi làm thợ may) nói mấy người Bắc di cư làm gì còn giấy khai sinh nên  tại Tòa Án TN  tổ chức những buổi kê khai làm giấy khai sinh chung,ai không có cứ việc ra gặp thơ ký luc sự   tòa án,,,,và làm giấy khai sinh không tốn tiền..Họ  còn  chỉ giúp má tôi đến chỗ làm giấy tờ nữa.
Buổi làm giấy khai sinh cũng vui. Một buổi sáng,má  dẫn  tôi đến 1 phòng nhỏ trong tòa án Tây ninh sau khi dặn dò kỷ lưỡng hể khi nghe kêu tên Phạm thị Hòa là phải dạ..... Rồi cha mẹ  ra ngoaì cửa chờ,Một đám con nít trai có ,gái có đứng thành hàng ngang trước mặt ông thơ ký,ông bắt đầu kêu tên 1 đứa ,tôi  không nhớ rõ là gì hình như là Nguyễn Ngọc Hải gì đó,không đứa nào lên tiếng nên ông bỏ lá đơn đó chuyển qua tên khác,Chúng tôi đứng im trước măt ông và chỉ nói dạ khi nghe tên mình. Cuối cùng còn  lại 3 tên  không  nói  dạ đạng   đứng ngơ ngác,muốn bật khóc,ông thơ ký hỏi  1 tên : vậy con tên gì ? : Dạ  Tèo em .Trời đất,phải ra  kêu cha mẹ nó tụi nó, đang lúm xúm phía  ngoaì gần cửa  ra mà hỏi,rốt cuộc rồi cũng qua và tôi có được giấy '' thế vì khai sinh ''để  thi và vào trường công như  vậy đó.
Giấy khai sinh của tôi ghi ngày sinh là 28/8/1944.Sau nầy,tôi có dịp tìm chồng sách  của  ba tôi thấy có kẹp 1 tờ lịch cũ,rất tiếc là nó đã bị mất không lưu được đến ngày nay.Mẹ tôi nói đó là ngày sinh chính xác của tôi : 30/8/1945,nhằm ngày 23/7/Ất Dậu .
Về năm sinh thì có 1 trục trặc, tôi đứng trong nhóm trẻ sinh năm 1944 là nhóm sau cùng làm giấy khai sinh nên ông thơ ký lúc đó,có lẽ muốn mau nghỉ( gần trưa).. nên ghi đại vào mà không kịp hỏi han gì ,không coi hồ sơ....
Về tên,sau nầy đọc rành chữ,tôi đã đọc nhật ký của ba tôi và biết tên ba tôi đặt là Phạm  Kông Hoa- không có chữ thị- Đó là lấy từ chữ VN Dân chũ CỘng Hòa là tên nhà nước Việt Nam đầu tiên .,má tôi nói mấy chữ đó,viết khó ,rắc rối...nên ông viết đơn đặt đại là Phạm thị Hòa cho nhanh.
......Tôi viết điều này  trong lòng rất vui và cũng thầm cám ơn những người ngày xưa đã giúp  bọn trẻ con chúng tôi làm được  giấy khai sinh,nhờ vậy được đi học...Cám ơn những  Thầy Cô ở những năm học đầu đời đã  hết  lòng  giảng dạy.với tất cả lương tâm và đạo đức ,không để tiền bạc xen vào trong cách đối xử với học sinh.. Bài nầy như là một cách  để giúp con cháu hiểu một phần về NGÀY XƯA ẤY.

1 chuyện vui ngày Giáng sinh 2009


Câu chuyện ngày Giáng sinh

Category: khác, Tag: Gia đình,Khác
11/10/2008 02:57 pm
Giáng sinh 2008 đến trong khung cảnh buồn vì sự suy giảm kinh tế toàn cầu,hảng xưởng đóng cửa,thất nghiệp...Nhà giàu còn phải dè xẻn chi tiêu huống chi nhà nghèo thì còn long đong biết bao nhiêu.....
Trong ngày giáng sinh năm nay,tôi có nghe được 2 câu chuyện thật 100%,nó làm tôi rất vui: Ít nhất trong cơn lộn xộn của thế giới nầy cũng còn những điều làm ta tin tưởng vào tình người.
Cau chuyện thứ nhất xảy ra ở VN: Có 1 cặp vợ chồng trẻ,chồng là nhân viên ngân hàng ở 1 tỉnh miền Đông Nam bộ.Họ có 1 đứa con , đứa bé được sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh ,lại còn bị phổi nữa,họ đã cố gắng hết sức để lo cho con nhưng không thể được,dứa bé hơn 20 tháng mà chỉ nặng 7 kg.Bác sỉ nói cần phải phẩu thuật gấp mới mong cứu được tính mệnh.Cha bé không thể vay ở NH nơi anh ta làm việc vì không có còn gì để thế chấp,ngôi nhà anh đang ở là của cha mẹ và nó cũng không đáng giá để vay số tiên 60 triệu đồng trị bệnh cho con.
Trong cơn nguy cấp ấy thì vị Giám đốc NH
,chỗ anh chồng làm việc có sáng kiến gửi mail đến các chi nhánh,trình bày trường hợp khẩn cấp và đề nghị mọi người chung tay giúp đở.Trong 1 thời gian rất ngắn,gia đình người nhân viên nầy đã nhận được số tiền gấp đôi,đủ trang trãi cho ca phẩu thuật và bồi dưỡng cho bé sau nầy.
Chuyện thứ 2,xảy ra ở Mỷ,1 đất nước mà nếu nói đến ta hay nghỉ rằng nó giàu có.
Đó là cặp vợ chồng Daniel và Ebony Sampson,tp Aberdeen,bang Maryland,vài tháng trước Daniel bị thất nghiệp vì cơ quan nơi anh ta làm việc gặp khó khăn về tài chính d0 khủng hoảng kinh tế.Họ có 2 người con và Ebony có thai được 8 tuần.Họ không có 10 ngàn đola để trả góp tiền nhà,nguy cơ bị đẫy ra đường là rất cao. Kiệt quệ mọi thứ....Ebony tâm sự cùng bạn thân là Jaki Grier
Jaki hay lên mạng và người nầy ,trong blog cá nhân của mình kêu gơi mỗi ngưởi giúp cho cặp vợ chồng và 2 cháu kia 1 đôla.Trong thời gian ngắn số tiền lên hơn 10 ngàn,đủ để nhà Sampson giữ lại chỗ ở của họ.
Tôi đã ghi lại câu chuyện nầy và lúc định post vào blog thì có sự cố về điện,mất hết dữ liệu....
Nay lại có thêm niềm vui,lần đầu tiên sau 48 năm ,đội tuyển VN thắng đội TL đoạt cúp AFF...
Tạm gác lại nổi lo cơm áo gạo tiền....Cười cho thỏa sức..

Vào năm mới ,mong ước sao mọi điều tốt đẹp. Mọi người dùng internet phát huy hết tính nhanh nhạy của nó để giúp thế giới nầy xích lại gần nhau hơn và loại bỏ những người sử dụng net lam công cụ phá hoại cộng đồng.....

Một chút lo lắng...


suy nghĩ của tôi - 2.

Category: khác, Tag: Gia đình,Khác
05/10/2010 06:03 am
 Từ Tết 2010 đến nay,tháng 4/2010, trời nóng như đổ lửa,hình như năm may là năm nóng nhất từ trước đến giờ,cây cối im phăng phắc,không gợn chút gió thổi qua,mái tôn hầm hập,vòi nước mở ra nóng hôi hổi như nước đã được đun ,đã vậy, mấy ông Điện lực còn cúp điện liên tục,thỉnh thoảng có báo trước nhưng thường thì không,họ hay nói là đường dây bị quá tải.Báo chí nói đủ thứ chuyện,el nino,el nina...nhưng mà nhìn ảnh sông Hồng...,sông Cửu long,hồ Ba bể...sắp cạn trơ đáy,trời thì cao xanh lồng lộng,biết khi nào Ổng  thương tình cho chút nước cho đất đai,bà con  hạ giới qua được cơn khát dữ dội như hiện nay không????...Cầu Ông Trời thương tình...
Hổng làm gì được thì đọc báo,đủ các loại....Nhiều tin tức đọc xong thấy muốn bịnh luôn.Sau đây  là một số  chuyện :  có thể nói rất đau lòng khi đọc qua :
-Con giết cha chặt làm 6 khúc quăng xuống sông ở Hà nội,cháu chặt đầu ông ngoai, chồng vợ giết nhau vì những lý do không đâu ra đâu..
-Hiệu trưởng PTTH Sầm đức Xương xâm hai học trò  nữ PTTH và còn ép buộc các em nầy làm trò mua vui cho 1 đám cán bộ (dầu trâu mặt ngựa) ở Hà Giang,trong đó có Nguyễn Trường Tô,là Chủ tịch tỉnh.
Học sinh,sinh viên,trộm cắp... bán thân xác kiếm tiền không còn là hiện tượng riêng lẽ,cá biệt,nhiều em còn coi đây là ''thành tích ''của mình...HS,SV nhậu nhẹt,đánh nhau,thậm chí giết người vì những lý do vu vơ,và dùng điện thoại chụp hình các cảnh bạo hành... rồi tung lên mạng...
 Những người đi trước đã dạy dỗ như thế nào mà ngày nay,phần lớn lớp trẻ đang  có lối hành xử rất  tệ :-
 Trước cửa trường...,trong tiệm internet...quán cà phê..lớp hs nhí ,bây giờ gọi là tuổi teen..(Tôi không dám nói là tất cả ).Chúng trò chuyện với nhau dùng toàn những từ  tục tĩu (l. c. đm...) và phương tiện kết nối với thế giới đối với chúng là những trò bậy bạ..và cũng không ngần ngại hô hố thuật lai  giữa chốn đông người..
-Sống chỉ nghĩ đến bản thân mình ,thiếu kính trọng người lớn tuổi ,ít quan tâm chia sẽ với những người không may như mình.
-Ít quan tâm đến môi trường sống...,các vấn đề về văn hóa xã hội...
Chúng ta được GP 35 năm rồi vậy thì cái sản phẩm nầy dứt khoát không thể là của Mỷ Ngụy để laị (như ngày mới GP chúng tôi,Gv dã được học tập :những gì dơ bẩn,tiêu cực nhất là do bọn đế quốc và  M-N để lại và chúng ta sẽ xây dựng 1 xã hội lành mạnh,trong sạch gấp nhiều.... lần).Nói như vậy  dễ bị qui chụp cho mình có tư tưởng  nghi ngờ nhà nước , đó là điều không nên..Nhưng :
. Các cháu nầy đều ra đời  cao nhất là khoảng 1990 trở lại thôi,vậy thì vì đâu nên nỗi ??? Chắc chắn là  trong đường lối giáo dục sau những năm GP có điều gì đó không được: có thể là dạy quá nhiều điều  hình thức, dối trá,vô tình hay cố ý, nền tảng  đạo đức cần thiết,cơ bản của con người
không được coi trọng ...và 10 năm,20 năm nữa xả hội chúng ta sẽ ra sao nếu những sai trái nây  còn tiếp diễn ....
Tôi thấy có rất nhiều người hay tự hỏi : cuộc sống 50 năm trước tốt hơn hay bây giờ tốt hơn???
Ngày xưa,trong thời Pháp thuộc,Tú Xương,trước cảnh lộn xộn của,mất đạo đức thời đó đã đau xót thốt lên:- Nhà kia lỗi đạo con khinh bố, - Mụ nọ chanh chua vợ chưởi chông...Còn bây giờ.......

Một chút suy nghĩ

Ngày nay,trên báo chí..ngoài đời thường người ta hay dùng từ chia sẽ.Mình nghĩ đơn giản thì đó là cho đi  một phần cái gì mình có cho người khó khăn hơn.
Tinh thần thương yêu đồng loại,lá lành đùm lá rách thật tốt,đó là truyền thống  lâu đời của tổ tiên ta.Đó là một phần của bài học đạo đức,bài học làm người mà ai ai cũng phải biết học,làm ,để hoàn thiện nhân  cách.
Nhưng cuộc sống không ngừng thay đổi,chuyển động và có nhiều điều cũng khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi về cái cách mà người ta  gơi là chia sẽ.
Một  cửa hàng buôn bán luôn thải ra  bịt ny long,nước thãi gây hôi thối cho người chung quanh nhưng vẫn đều đều ngày rằm bố thí cho người qua lại.
Một người trẻ chạy xe nổ máy ầm ầm,khói bay mù mịt,bóp còi in ỏi ...
Một xí nghiệp tụ hào là tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 nghèo trong vùng nhưng lại xả nước bẫn,hóa chất độc  hại vào sông suối địa phương...
Nếu như cửa hàng đó,con người trẻ tuổi đó,xí nghiệp đó nghĩ sâu hơn...  không gian ,không khí  là tài sản chung của mọi người và không ai có quyền tự chiếm đoạt...
Có tốt hơn nếu cửa hàng ấy giữ gìn vệ sinh tốt,hạn chế nguồn nước thải độc địa,
Người trẻ kia chạy xe từ từ,không làm ô nhiễm không khí  bằng bụi khói từ xe anh ta.
Xí nghiệp trên  nên coi sông suối là của chung,không phaỉ  của riêng xí nghiệp mình để có những công đoạn xử lý thích hợp. mà không làm ảnh hưởng đến người khác.
Có tốt hơn không nếu những người được nắm quyền chức luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu thay vì lợi ích cục bộ ,cá nhân để  thế hệ sau nầy còn  được 1 chút gì đó từ cha ông để lai  và  như thế ;
Tôi luôn tin rằng số người nghèo đói cần được giúp đở  sẽ ít đi vì họ được hưởng lơi từ thiên nhiên (họ sẽ làm ra của cải từ thuận lợi của môi trường và đó là quyền họ được hưởng).
Đây chỉ là 1 ý nhỏ của cá nhân thôi..Tôi luôn trân trọng những tấm lòng bác ai của nhiều người có hoàn cảnh sống khá hơn ,luôn biết nghĩ tới những người kém may mắn hơn mình,
Tuy nhiên.,trân trọng thiên nhiên,chia sẽ không khí,giữ gìn môi trường phải chăng là điều tốt nhất mà mọi người nên coi như mình có bổn phận phải làm

Xin cho Ben đi học lớp mẫu giáo 19/5/2010

Hôm nay bà nội xin cho Ben  đi học mẫu giáo.

60 năm trước bà được sinh ra trong thời kỳ  còn chiến tranh nên không có vụ đi học MG,trẻ con tới 6,7 tuổi,nhà may mắn khá giả và gần trường  thì  xin vào ngay lớp vỡ lòng (là lớp 1).
Trước GP,khoảng năm 1970,gia đình mình ở Tây ninh,,lúc đó  còn thuộc VNCH,, nơi gia đình mình ở người ta lập  trường MG tư,có xe đưa rước,có tổ chức ăn sáng,trưa ở trường,dĩ nhiên cha mẹ phải đóng hết chi phí nên phần lớn gia đình có tiền mới cho con vào học.Ba Ben và các chú đều được đi MG  theo cách đó.
Chú Việt là người nhỏ nhứt  trong các anh em,sinh sau GP, vào trường MG gần chợ Phú Định lúc 4 t (khoãng 1980) .Đó là thời bao cấp CHXHCNVN.,thủ tục  xin học MG cũng đâu có rườm rà như vậy,chỉ là vào trường nộp khai sinh,làm đơn  xin học  Hàng tháng, Cha mẹ đóng cho nhà trường 1 phần gạo tiêu chuẩn ( gạo tổ) và 1 số tiền ,rất ít (bà nội không nhớ rõ là bao nhiêu)....
Qua nhiều năm tới Vy và anh Xubin  là con bác Bảo vào MG nhưng vì đây là trường Thực hành MG (nơi bà nội làm việc ) nên thủ tục xin vào cũng không đến nỗi rườm rà.Rồi tới Thụy An (Nút ) con chú Việt đi MG,bà nội có đi xin nhưng không  trực tiếp làm hồ sơ nên   không biết nó rất rườm rà  .Nay tới Ben,bà nội trực tiếp xin đơn đi học..
Đây là trường của Phường 12 đúng '"nơi cư trú " của Ben. Lúc chờ đợi lấy đơn ,gặp 1 cô dẫn con đi xin học,cô bảo cô có đến đây xin hồ sơ mà không được,phải nhờ bà mẹ chồng (có quen) ở đây mới xin được. Không tiện hỏi chi tiết mà cũng hơi thắc mắc,lớp mg mà cũng khó vậy sao???
Đóng 10 ngàn lấy 3 tờ giấy photo gồm đơn xin học,giấy khám sức khỏe và 1 tờ chỉ dẫn.
Sau đây là các bước phải làm tiếp theo:
-Ra phường  chứng bản photo hộ khẩu  trang có ghi tên Ben.
-Đem đến cơ quan cha và mẹ ký tên đóng dấu xác nhận.
-Ra y tế phường xin khám sức khỏe,có BS ký tên đóng dấu.
- Đúng ngày hẹn,nộp hồ sơ cho trường cùng với các khoản tiền qui dịnh.
 30 năm rồi đáng lẽ việc học MG nên đơn giản hơn,đứa trẻ đã có khai sinh thì còn hộ khẩu làm gì? rồi bắt cơ quan cha mẹ phải xác nhận trong khi mọi khoản  cha mẹ đều phải trả tiền.
Về khám sức khỏe ở phường,sao nhà trường không nhờ bộ phận y yế đến khám chung cho các cháu phải đở cho cha mẹ phải mang con đến phường không .
 Vậy là hồ  sơ học lớp MG của Ben phải  cần có 4 chữ ký  và mộc.
Đó mới là lớp MG.Cha mẹ Ben là công chức nhà nước,có thu nhập còn  những bé vùng sâu,vùng xa,cha mẹ là nông dân,hoặc công nhân nhập cư,không nhà cửa ,hộ khẩu thì sao ???,liệu họ có vượt qua những thủ tục rườm rà để tìm 1 chỗ cho con ở trường học????Thấy Trung Quốc rồi Ấn Độ miễn phí bậc Tiểu học thấy mê quá nhưng không biết họ có  đòi <<hồ sơ nhập học >> như mình  hay không???.
Trời nóng quá,buồn viết chơi thôi...Luôn hy vọng  tất cả trẻ con Việt nam được như trẻ con TQ và Ấn độ.
 và cũng bớt phải xin dấu mộc trong hồ sơ xin học của trẻ.
Ta cứ hay than vãn về ùn tắc giao thông,bớt đi 1 lần phải đi xin dấu mộc cũng là bớt phần lớn người buộc phải ra đường vì lý do trên

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Bài của PTN.Huệ-Gặp lại cô Hòa

Bài nầy của 1 HS cũ đăng trên nonglamsuctayninh 2009

Đầu Xuân Kỉ Sửu,chị Ngọc Minh và Ngọc Huệ (khóa 3) đến thăm cô giáo Phạm Thị Hòa sau bao năm xa cách - Cô Hòa ngày trước dạy Anh Văn trường TH NLS TÂY NINH (lúc còn ở trường Cộng đồng Long Hoa ).Gần 40 năm chúng tôi mới biết thông tin về cô...
 

VUI XUÂN CÙNG CÔ PHẠM THỊ HÒA
                                                                                                 NGỌC HUỆ - K3
Ngày mồng 2 tết xuân Kỷ Sửu
"Hồi đó ... thầy trò tốt với nhau, học trò nghe lời Thầy Cô giáo, tiền bạc không chen lấn vô tình cảm; Cô không phân biệt giữa học trò có gia đình giàu hay nghèo, mà gần như em học sinh nào nghèo được ưu ái chăm chút hơn một chút; không có những món quà vật chất cao quá mức tình cảm khiến sinh ra biệt nhãn".
Những lời tâm sự chân tình, diễn tả sâu xa từ tấm lòng của cô. Cô nay đâu còn trẻ nữa chứng bịnh loãng xương làm cho cô đau nhức, hơn nữa lần té ngã cách đây một năm khiến cho cô đi đứng khó khăn, cô lấy làm tiếc vì họp mặt gia đình Nông lâm Súc năm nay cô không về được, cô hy vọng rằng với thời gian tỉnh dưỡng tiếp năm sau cô sẽ đi dự được.
Quê cô cũng ở Tây Ninh, trước năm 1975 nhà cô ở cửa số 7 ngoại ô Tòa Thánh. Cô là cô Hòa, cô Phạm Thị  Hòa dạy Anh Văn, tôi học cô từ đệ nhị lục cá nguyệt niên khóa 1967 - 1968, sau khi thầy Trần Văn Tây đi quân dịch, năm ấy tôi học lớp 6 (k3). Ký ức của tôi vẫn in dấu ấn một người cô dịu hiền, giọng nói trong trẻo từ tốn, tôi vẫn thích giọng nói ấy cho đến bây giờ, dù dung mạo cô đã thay đổi theo thời gian, nhưng giọng nói vẫn âm hưởng ngày nào.
Chúng tôi (chị Ngọc Minh + tôi + cô con gái út của tôi) đến thăm cô vào ngày mồng 2 tết, cũng xem như là cuộc vui xuân hội ngộ vì chị Ngọc Minh sau mấy mươi năm xa cách giờ cô trò gặp nhau thấy lạ....hoắc, cô gái út tôi thì thuộc thế hệ khác rồi. Đang chuyện trò rôm rả tôi nhận được cuộc điện thoại từ Blao, vui quá anh Bùi Trung gọi cho tôi như lời hứa, vì chiều hôm qua (mùng 1) tôi từ Sài Gòn gọi ra Bảo Lộc để chúc tết Thầy Buì Tho, nhưng không được, gọi  cho anh Bùi Trung cũng không được, đến hơn 23g tôi nhận được điện thoại từ Bảo Lộc của anh Bùi Trung đang vui xuân với gia đình, vì mãi nghe gọi lô-tô nên không nghe chuông điện thoại reo, nhìn lại thấy cuộc gọi nhỡ của tôi nên anh gọi lại. Được nói chuyện với Thầy Tho vào đầu xuân vui lắm, nghe tôi nói tôi đang ở bên cô Hòa thế là thầy Bùi Tho lại muốn nghe giọng nói ngày nào của Cô. Tôi trao máy để thầy - cô nói chuyện, một cuộc hội ngộ sau gần bốn mươi năm trên telephone thật cảm động. Tôi thấy cô thật sự chìm vào ngày xưa, ngày cô còn trẻ, ngày mới ra trường, nhiệm sở cô nhận đầu tiên trong đời đi dạy học là trường trung học Nông Lâm Súc Tây Ninh.
Cô kể lại, cô học Trường Quốc Gia Sư Phạm chung với thầy Gòn, thầy Thấu, thầy Đôi. Cả ba thầy và cô ra trường và dạy khóa đầu tiên niên khóa 1965 - 1966, đồng thời lúc đó là thầy Nguyễn Tấn Tài, thầy Phan Minh Đẩu.   
Cô dạy ở trường TH NLS TN từ năm 1965 - 1970 (?).
Năm 1970 cô về làm giám thị trường Nữ Trung Học Ngọc Vạn.
Năm 1975 cô dạy môn Nữ Công trường Cao Đẳng Sư Phạm Tây Ninh (tọa lạc tại trường Đại Học Cao Đài trước 1975).
Năm 1978 cô chuyển về Trường Cao Đẳng Mẫu Giáo TW 3 (TP HCM) đến năm 2000 cô về hưu, hiện nay ngụ tại địa chỉ: M 19, cư xá Phú Lâm A, Phường 12, Quận 6. TP HCM. Điện Thoại 0838 756 085.
Cô ghi nhớ cho đến tận bây giờ khi tôi đề cập đến quán café Tao Ngộ của cô, cô vui vẻ kể lại tấm bảng hiệu đó là tác phẩm thật đẹp của thầy Phan Minh Đẩu lúc thầy chưa mở tiệm vẽ, cũng nhờ tấm bảng hiệu đó mà cô "tiếp thị" được nhiều "mối" để cho thầy Đẩu vẽ !!!. Cô miên man kể lại cho chúng tôi chuyện ngày xưa ... tình thầy trò nghĩa tình trọn vẹn, chân thật và thánh thiện, cô đang sống lại những ngày cô làm quán Tao Ngộ nơi mà tao nhân mặc khách đến ngâm thơ, ca nhạc, cô trở về ngôi trường trung học Nông Lâm Súc, ngày mà trường còn nằm trong khuôn viên của trường Cộng Đồng Long Hoa.
Trước khi ra về tôi dẫn cô vào trang nhà gia đình Nông Lâm Súc, nonglamsuc.vnweblogs.com - cô rất vui mừng, cô hứa sẽ xem kỷ, sẽ viết bài ... tôi thấy cô rạng rở. Mùa xuân 2009 thật có ý nghĩa đối với cô.
                                                               TRIỆU NGỌC  HẠ


Hình của Ben,Nút Bun

Tết 2011.



Nút và Bun ở Huế tết 2012.

Ben và bà nôi sáng 1/1/2012

SN Ben 23/11/2012
Nút tặng quà cho Ben.
Xu Bin tô màu  (lớp MG.)
Ben tập viết




Hình của Jen và Bi

Sinh nhật Jen
trong lớp học.

Giấy khen.
Ông Bà nội từ Anh qua chơi.

Đám cưới Bi ở Canada
Đám cưới Bi ở Canada.




Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

truyên ngắn: Buổi gặp cuối cùng- PH


Út ngồi im, xoay xoay ly nước trong tay,Thanh cũng không nói gì.Buổi xế trưa, không gian im ắng ngoài tiếng rì rào nhẹ của gió thổi trên các nhánh khô già cằn cổi của cây vú sửa mọc giữa sân làm thành mái nhà tự nhiên cho cái quán giải khát.
Vậy mà đã 10 năm hai người mới gặp lại ở cái quán nhỏ ngày xưa gần trường cấp 2 cạnh nhà họ.Cái quán ấy cũng có một chút thay đổi, căn nhà lá bà chủ ở ngày xưa bây giờ được xây tường, lợp ngói đỏ,hàng bán cũng bày dưới gốc cây vú sửa nhưng chè ,càphê được để trong tủ kiến nên có vẻ vệ sinh hơn và cái mới là thêm ti-vi, bộ loa thùng mà Thanh và Út vừa nói với bà là tắt đi để khi nào có khách mới hãy mở.Thật ra họ muốn tìm lại không khí những ngày củ khi còn cùng học cấp 2.
Nhà Út và Thanh cùng ở chung một xóm gọi là xóm chài,có một con đừơng đất nhỏ nằm giữa xóm,thẳng góc với bờ sông, chạy thẳng ra đường nhựa,gọi là cùng xóm nhưng nhà Thanhở một vị trí tốt hơn,nền rất cao,nên không khi nào bị ngập trong khi các nhà khác nằm sát mé sông trong vùng đất thấp như nhà Út thì chuyện lội nước như là đương nhiên mỗi năm,mỗi mùa...Nhà Thanh lại là nhà giàu nhứt xóm, ba má có một cái trại mộc đóng xuồng ghe ,thu nhập rất khá.Nhà Út nghèo,mẹ mất sớm,cha và 1 chị,1 anh sống bằng nghề câu cá trên chiếc ghe củ gần như mục nát và làm thuê ,làm mướn mỗi mùa cấy gặt,tuy vậy ba Út vẫn cố gắng cho con đi học ,vì thế mà Út mới học tới lớp 9,cùng lớp với Thanh.
Tuổi thơ của Út cũng không hề có chuyện hái hoa bắt bướm hoặc lang thang chơi đùa trên nhửng cánh đồng,có lang thang chăng nửa thì cũng phải mò cua, bắt ốc, kiếm cái gì đó bù vào bửa cơm khô khan của gia đình.Từ khi biết được chuyện đó, ngày nghỉ lễ hay chủ nhật Thanh thường năn nỉ Út cho mình đi câu, bắt ốc.... cùng mà không bao giờ mang một món gì của Út chia về nhà, dù đôi khi họ cũng bắt được mấy con cá rất to, Thỉnh thoảng Thanh lại mang mấy cuốn tập trắng đổi cho Út lấy lại tập đen với lý do mình dùng làm tập nháp sợ phí.Sau mỗi buổi học,nếu có tiền,Thanh thường rủ Út vào cái quán nầy, hồi đó cũng rách nát,nhưng đối với 2 đứa bé quê thì là nơi rất sang,mỗi đứa ăn 1 ly chè đậu đen có nước dừa.Hồi đó với Út,nó là món cực sang mà nhiều năm sau ở xứ người khi nghỉ đến Thanh,Út vẫn nghe vị ngọt nơi đầu lưỡi.
Năm họ cùng vào lớp 9,năm ấy nước rất lớn,nhà Út bị ngập,nứơc mấp mé cạnh giường, mổi ngày ngồi trên lầu trong lớp học nhìn qua cửa sổ,thấy mái nhà tả tơi của mình Út buồn rười rượi,hết năm học nầy rồi không biết có được học tiếp vào lớp 10 không?. Làm gì bây giờ....?.
Cuối hoc kỳ, thầy dạy Văn ra một một đề nho nhỏ: Em sẽ làm gì,nếu em giàu. Thầy nói là viết để vui thôi,không cần ghi tên,muốn viết gì thì viết....Út đã viết hết một căp giấy đôi .Út viết về nước ngập,nổi khổ của gia đình về cha bệnh mà vẫn phải đêm đêm ngồi ngoài sương gió, Út mong gia đinh có 1 cái ghecâu mới và tốt,nhà được cất cao lên,không bi ngập nước.Út được đi học tiếp.....Còn Thanh, Thanh chỉ viết 1 câu: Nếu tôi giàu, tôi sẽ cất một dãy nhà cho bà con nghèo ở xóm tôi đang bị nước ngập.Út biết được bài của Thanh vì đọc tờ nháp rớt lại.Một buổi sinh hoạt lớp khác, cô nói chuyện về ca dao,tục ngữ,học sinh mỗi người đưa ra một câu mà mình biết.Tới phiên Út ,Út đọc:
Sông dài cá lặn biệt tăm. _Phải duyên chồng vợ ngàn năm em cũng chờ.
Câu này Út nghe chị ba nhà bên cạnh hay hát ru con mỗi trưa và thuận miệng thì đọc ra thôi chứ cũng không suy nghĩ gì.Cả lớp cười ầm lên.Trời ơi ,mấy năm thôi chớ trăm năm không sống nỗi làm sao chờ đến ngàn năm.Về sau,cô giải thích nếu nói vậy cũng có thể đúng vì ở đây nếu tin theo Đạo Phật thì con người còn có kiếp sau nữa,vậy thì câu đó ý muốn nói người thiếu nữ nầy sẽ chờ tới kiếp sau.
Vừa thi xong là Thanh cùng 2 anh trai vượt biên, họ đến Mỷ nơi bà chị cả của Thanh lấy chồng, lập nghiệp ở đó,buổi Thanh ra đi không có chia tay, không một lời từ giã bạn bè,nghe đâu Thanh cũng không biết,người anh Thanh chỉ nói là đi thăm bạn bè..Gần một năm sau ngày Thanh ra đi,Út mới nhận được thư của Thanh,rồi sau đó bặt tăm luôn vì ba mẹ Thanh bán nhà lên saigon ở với người bà con chờ ngày chị cả Thanh bảo lảnh qua Mỷ.
Còn Út, hòan cảnh khó khăn cũng không học tiếp cấp 3 được mà xin đi làm công nhân,bất hạnh vẩn chưa buông tha Út, ba bệnh mất,..rồi tới anh trai vì lặn trong giá lạnh bị tai biến,không làm việc đươc.Lúc đó. có người giới thiệu Út lấy chồng Đài Loan với một số tiền sính lể khá lớn và Út đã lên đường theo chồng về nơi xa xôi mà Út chỉ đọc và biết chút ít qua sách vở...CuỘc sống mới cũng không dễ dàng chút nào,khó khăn về giao tiếp bởi trở ngại ngôn ngử, nhiều đêm Út chỉ khóc thầm,nhớ nhà,luôn vướng bận vì Thanh không biết ra sao. Chồng Út lớn tuổi,thường xuyên đau ốm, Út cũng không mấy rảnh rổi để nhớ nhiều về ngày xưa,đôi khi Út cứ ngậm ngùi cho rằng tại số mình như thế.Rồi chồng chết,chu tất các thủ tục ma chay xong, Út xin đi ra ngoài làm, chỉ là làm thuê thôi nhưng ỏ đó Út gặp một người đàn ông khác,là chủ cửa hàng giải khát nơi Út giúp việc,Ông ta lớn tuổi,con cái trưởng thành,vợ mất đã lâu. Út phân vân gọi điện về hỏi chị 2 . Chị nói thấy Thanh mới về.
Vậy là Út trở về nhà sớm hơn dự định một tháng để mong gặp lại Thanh dù trong lòng Út cái gì cũng rối bời và thật sự không biết mình muốn gì, nghỉ gì.
Bây giờ họ đã cùng nhau ngồi ở đây... mà sao cả hai cùng buồn,nói gì đây sau từng ấy năm....???? Phần Thanh,sau một năm ở Đảo rồi đến xứ người, việc hoà hợp với cuộc sống mới cũng không dễ dàng,Ba mẹ sang thì liên tiếp đau ốm, là con út ,Thanh phải cáng đáng ba mẹ cho anh chị đi làm,Thanh có biết chuyện Út lấy chồng, rất buồn và giận,mình biết làm gì đây...?.
Mấy năm sau, ba mẹ lần lượt qua đời,Thanh xin đi làm việc ở một nơi rất xa trong một mỏ đá. Lần khám sau cùng ,Thanh biết mình bị bệnh rất nặng ,trước thì cũng có đau ốm rồi nhưng còn trẻ lấn lướt qua, bây giờ môi trường không thuận lợi,buồn lại tìm quên bằng rượu nên súc khoẻ nhanh chóng suy giảm,bác sỉ không nói rỏ nhưng nhìn vẻ mặt nghiêm trọng của bác sỉ,Thanh đã thấy trước số phận mình. Vậy thi lúc nầy nói gì đây???? Bao nhiêu năm chờ đợi , gặp lại chi đọng những ngậm ngùi........
                                                               x x
Út đến phi trường rất sớm, chưa đến chuyến bay, Út chờ rất lâu, lâu, không thấy ai hoặc một người nào giống Thanh cả.Út cứ nghỉ trong đầu, nếu có một người nào mặc áo hồng vào ngồi gần đây, chuyện của Út và Thanh sẽ kết thúc tốt đẹp, Út mong lắm,không cần tiền bạc, không cần gì hết...nếu Thanh nói một tiếng thôi Út sẽ sẳn sàng bỏ tất cả....
Một dòng người lục tục kéo vào ngồi gần Út,họ vui vẽ, nói chuyện ríu rít, họ mặc đủ màu áo nhưng không có áo hồng kể cả các đứa trẻ...Trong các phim mà Út hiếm hoi được xem , có cảnh chàng hoặc nàng ra đi sửa soạn lên máy bay thì người kia đến tìm, họ như lao vào nhau, cuối cùng họ đã tìm được một nữa của mình. Còn Út,dường như có một khỏang trống mênh mông trước mặt. ..
Cuối cùng, Út cũng phải lên máy bay, lòng buồn rười rượi ....Thanh ơi, sông dài con cá không lội biệt tăm, cá đã quay về nhưng mà nợ duyên thì không có....
Út cũng chưa  kịp biết rằng ngày hôm đó,Thanh cũng có ý muốn nói với Út những tình cảm bao năm mình ấp ủ trứơc lúc Út ra đi nhưng không còn kịp nữa,hình ảnh cuối cùng mà Thanh thấy :Út đứng trong ruộng nước tươi cười giơ cao con cá mình mới vừa bắt được vẫy vẫy...Cái hình ảnh ấy đã theo Thanh bao năm nơi xứ lạ cho đến tận phút cuối cùng.Thanh đã bị đột tử ,hậu quả của căn bệnh hiểm nghèo vì chịu đựng những vất vả bao năm qua.....

Những khoảnh khắc đáng nhớ

Tết 2011.
Bà nôi,Bảo Vy,Ben (Xuân Phong),Xubin (Quốc Nguyên) .
hop 2011 tại TH.TN.
Hòa,Hen,Nết,Chiền,Từ thị Hai,Nguyễn thị Mười.
Họp 1/1/2011 tại ĐH.SG (Bác Ái cũ:1/1/2011-Lần đầu đi họp)
Khóa 1+2  và CT chỉ có bấy nhiêu thôi.
Ngày 1/1 /2012, trường SPSG tổ chức lễ kỹ niệm 50 năm.]
Dịp nầy các bạn khắp nơi về gặp nhau.
Ngày 22/12/2011,tụi mình cùng nhau đến nhà  Hỏi,Từ cảnh (Bình Dương),Tạ thi Huê(LK),sau đó ra Vũng tàu đến nhà Quí  Phi,Đức-k.3.
Ngày 31/12/2011,Niềm k.3 đến nhà Hòa gặp các bạn,Niềm đã xuất gia.


Các bạn Diệp,Hòa,Phi,Lựu tại nhà Hòa 31/12/2011.

Nhà Hòa 31/12/11.
Châu,Hằng,V.Nga.Diễm,Hỏi.

Châu,Diệp,Hòa,Phi.
Sáng 1/1/2012,các bạn mặc áo dài sửa soạn đến buổi họp :Diệp,Lựu,Phi,Hòa.


                                                                         

Về thăm trường cũ sau 50 năm - PH


Buổi họp hàng năm cũa cựu hs THTN năm nay được tổ chức  tại trường  trung học cũ.
Kể từ khi tốt nghiệp Tú tài 1 năm 1963 đến bây giờ mình mới có dịp bước vào ngôi trường  mình đã học suốt thời gian trung học.
Từ xa,nhìn về ngôi trường sơn một màu vàng sậm giống như màu áo cà sa.Thầm nghĩ,không biết ai có sáng kiến chọn  cái màu mà theo mình không một chút nào thích hợp với khung cảnh 1 trường học.Chị bạn đi cùng H. thốt lên: Trời,cha nào có sáng kiến chọn màu nầy sơn trường đáng cho điểm 10.
Chị bạn khác: Nghe nói hết năm học nầy,trường sẽ chuyển  đến chỗ khác,nơi nầy người ta để làm cái gì đó...
Trường bây giờ như mất đi cái vẻ  khang trang ngày xưa.Người ta đã đắp mặt đường quốc lộ 22 lên rất cao và  nới rộng mặt đường nên ngôi trường mất hơn phân nữa cái sân rộng phía trước và  như chìm xuống .Mọi người phải bước xuống 4,5 cái tam cấp mới vào được sân.
Ngôi nhà chính  được xây thêm 1 tầng lầu nhưng hình như nó không khang trang thêm mà   trông  các lớp học như những cái hộp chồng lên nhau.
 Mảnh sân phía sau trường cũng được tân dụng  hết diện tích làm các phòng  học.
Ngày trước  chỉ  đứng ở tầng trệt thôi cùng nhìn thấy  phía sau hàng rào trường  là các thửa ruộng ,vườn cây xanh ngắt trãi dài đến tân bờ sông Vàm cỏ, bây giờ  là lộn  xộn nhà cữa,cái dọc cái ngang .
Vào trường....,nổi mừng vui gặp lại thầy cô cũ và bạn bè làm mình bối rối.Sau 48 năm,ngoài 1 số rất ít thầy cô và bạn bè mà mình có ít nhiều liên hệ còn thì" không nhận ra ai hết" ngoài những cái tên  vẫn còn đọng trong trí nhớ. Trách gì được thời gian và những đổi thay của dòng đời.Có gì là bất biến?.
Thầy Cô  trường THTN là người ở địa phương rất ít,phần nhiều là người ở các nơi xa đến dạy nên cuộc họp lần nầy đếm được chỉ mấy người : thầy Sít,thầy Tòng,thày Khoan, thầy Chí giám thị, cô Hồng Vân,cô Hường .Năm nay thầy Rạng không đến vì có việc..
Mừng vì Thầy Cô,dù tuổi tác đã cao nhưng vẫn còn minh mẫn,đẹp lão và cũng khó phân biệt  giữa thầy cô và học trò cũ ai già hơn ai.
Mừng vì được gặp lại nhiều bạn bè mà rất lâu không nghe tin tức
Có nhiều chuyện được kể ra ....gia đình, con cái...nhưng cũng có nhiều khoảnh khắc ngập ngừng..
.Những hình bóng ngày xưa..:.X , S, N    ngày nào giỏi thể thao,hay kể chuyện tiếu lâm bây giờ là  những  ông già nặng nề,mệt mỏi.
..N, có  lúc được gọi là hoa khôi lớp đệ nhị bây giờ là 1 bà già ốm yếu,mặt quắt queo,lưng muốn cong vì gánh nặng năm tháng...
.Cũng có bạn cuộc sống khá giả...con cái thành đạt...  biểu lộ qua    gương  mặt hồng hào,áo quần sang trọng,nói cười rổn rãng  đến và về: xe hơi có tài xế đưa rước...
Có những bạn ,dù vẫn cười nói vui vẻ nhưng ẩn đâu đó những lo âu,vất vả của cuộc sống thường ngày...
Phút chốc bỗng ước gì trỡ lại ngày xưa: cột áo dài,đá cầu trong toilet..., lén viết chữ xe bán gấp lên xe hơi thầy Trí dạy Pháp văn để hôm sau to nhỏ với nhau rằng thầy không biết..đã lái xe đi cùng khắp chợ Long Hoa
những ngày mưa gió liên miên,sân trường  ngập nước,xúm nhau lấy giấy làm thuyền  thả theo những dòng chảy nhỏ,tưởng tượng đó là con sông.
nhớ lắm bài thơ mà 1 bạn nào đó đã làm có đủ 56 tên  trong lớp
.,nhớ tới lá thư mà  hè năm lớp 10 đã nhận, ai đó đã  không ghi tên người gửi và thư thì  viết cho   1 người  tên"" quai nón trắng"" với những lời thương  trộm nhớ thầm.Tựu trường....một chút lao xao nhưng không tìm ra ""thủ phạm"".Rồi lo  học hành, thi cử ....chuyện đó quên đi
Chợt bật cười không biết liệu mấy ông già bụng phệ ngoài kia,liệu có ai là người đã là tác giã lá thư không tên ngày trước ???
Điểm lại khóa học năm đó, tổng số gần 200 nhưng hiện diện ở đây chỉ  1/10 - được ban Tổ chức thông báo một số bạn đã qua đời vì những lý do khác nhau,một số định cư nước ngoài, còn 1 số không liên lạc được...
Rồi buổi họp mặt kết thúc...tiễn Thầy Cô về trước,bổng trở lai như trẻ thơ,ý ơi hẹn nhau gặp lại vào năm tới.
Ra về....bùi ngùi..biết năm sau có còn gặp lại ? với sức khỏe và gánh nặng tuổi tác,cuộc đời như vậy ?.Rồi lại nhớ hai câu thơ trong bài "Ông đồ già" của Vũ Đình Liên:
Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ??


nhóm hs  chụp hình cùng cô Hồng Vân (mặc áo dài)

Thương lắm Tây Ninh ơi
,cả một thời trung học êm đềm,có nhiều  khoãng thời gian đáng nhớ,biết bao giờ có lại những tháng ngày vô tư như thế.Mong cho mọi người,nhất là tác giã bức thư  viết cho "quai nón trắng""ngày xưa  luôn được hạnh phúc .