Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Pham thi Hòa - .thời gian từ 1965-1970 Đi Dạy,Mậu Thân 1968

1/ PTH từ 1965-1970

Tôi dạy hoc,lot lưới tình một cách ngoạn mục ,sau nầy những khi quá khổ vì phải âm thầm chèo chống một mình khi chồng nhởn nhơ với người khác mà bất lực ko biết làm cách nào trong khi bây giờ, con cái đã trưởng thành,đôi khi hồi tưởng lai tôi tự hỏi nếu hồi đó toi hành động khác đi thì bây giờ bọn trẻ ra sao...? nhưng tôi ko buồn và hối hận

Tôi lập gia đình tháng 3,cuối  tháng 6 sinh con đầu lòng

Từ ngày má báo tin đám hỏi của tôi,bác Chữ trai ko nói gì,đám cưới hai bác ko lên mà cũng ko có quà ..có lần bác gái nói với mẹ tôi là bác ko thích tôi lấy người đó,mẹ tôi nói nó hiền (có đúng là hiền ko khi 1 người đã chối bỏ mọi trách nhiệm của mình....)

Tết 1968 (Mậu Thân ) tôi mang thằng con trai lớn  về Kỳ Son  Long An ăn Tết với ba mẹ chồng,ngày mùng 1 trở lên SG ở nhà chị hai (cô của các cháu ) đường Công Lý chung quanh khu nầy đa phần các gia đình Mỷ ở

Đêm ngủ nghe súng nổ gần nhà,tiếng la hét của Cảnh Sát (? ),sáng Dũng con của chị hai mon men ra ngoài khi về nó báo "ở cái kho gần nhà có ông chết máu chảy xuống đường....

vậy là đóng cửa lại,ko chợ búa,tận dụng các thức ăn trong tủ lạnh (biệt thự nầy do 1 Chuyên Viên  Giáo  Dục  người Mỷ thuê để ở,chi hai là quản gia và lúc nầy ông ta đang du lich Singapore,phía sau  biệt thự có 1 dãy 3  căn nhà để xe hơi  và cho người làm ở

Tôi không dám sang thăm bác Chữ vì đường phố lộn xộn,ko biết ai là phe nào...,mấy ngày sau tạm yên, 2 v/c lật đật  mang con chạy xe Honda về Tây Ninh

Trên đường về Tây Ninh,gần Củ chi,1 bên là các hàng quán,bên kia đường là mương nước,rồi ruộng lúa,có 1 người chết ngồi dưa lưng vào thành mương nước,ko biết thuộc phe nào vì mặt mày bị cháy đen thui.Tôi hoảng hồn hối ông xả chạy cho nhanh....rồi cũng về tới nhà bình yên

Tình hình  dần yên ổn .Nghe nói QĐ VNCH đã kiểm soát được nhiều vùng

Lương khá ,có dạy thêm ở  trường Lê Văn Trung (gần nhà )  và Đạo Đức Học Đường,

 Yên ổn rồi,Bác Chữ cũng hay đón Bà và Mẹ về SG tôi cất lại nhà cũ và  phải lo tất cả về tiền bạc.

 Sau Mậu Thân,Người Mỷ qua nhiều,bác Chữ,Cậu Phiến chạy xe taxi phát đạt

Bấy giờ chú thiếm tư sau thời gian ở Pleiku đã về thuê căn phố bà Bảy để ở,hàng ngày chú đi làm ở tiểu khu TN,thiếm buôn bán lặt vặt.Đang cất nhà nửa chừng,muốn làm thêm thiếm liền đưa mấy lượng vàng xuống chợ Long Hoa cầm được 17.000 đ để làm hoàn thành,sau 3 tháng lảnh lương dạy thêm gio ở NLS tôi chuộc lại trả thiếm

Công việc lu bù nhưng tôi cũng theo hoc tiếng Pháp taị Viện Đại Học CĐ mới mở,

từ 1968 đến 1971 có thêm 3 đứa con ( Duy 7/1968, Bảo 1970, Quốc 1971 nhưng mỗi con đều có nhờ người trông giúp,nấu cơm để mẹ rảnh lo cho bà nội lúc ấy bắt đầu quên chuyện mới xảy ra nhưng nhớ rất rõ những chuyện cũ xảy ra cách mấy chục năm,cụ hay nhắc về bến phà Tân Đệ,1 địa danh ở Thái Bình

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Pham thị Hòa :Về nhiệm sở -1965 (Nông Lâm Súc Tây Ninh ( Thời gian 1965 - 1966 )

 Tôi chọn nhiệm sở là Tây Ninh khi ra trường dễ dàng

Lương Giáo học bổ túc là 5.081 đ/tháng.Một số tiền tương đối lớn,lúc đó lương GV.Tiểu Học có tốt nghiệp SP là 4.200đ

Khóa 2 về trường TH tỉnh là 6 người :Đỗ thị Lựu,Lê Mnh Châu (anh nầy sau vào võ bị Đà Lat và chết trước 1875)Lê thị Hà,Nguyễn văn Sơn,Nguyễn văn Mum,Lý Tuyết Ánh (2020)

4 người vào Huyện Phú Khương (chơ Long Hoa) chờ thành lập 1 trường mới toanh là Nông Lâm Súc  TN,lúc đó miền Nam chỉ có trường ở Bình Dương mở sớm nhất và  Tây Ninh là trường thứ 2: Trần văn Gòn (1996 ) ,Nguyễn văn Đôi (2022),Trần Minh Thấu,Pham thị Hòa

Gò Dầu,Trảng Bàng cũng có GSK.2,chỉ nhớ  tên Võ văn Sinh,Võ Hồng Hạnh

4 Người mới ra trường chúng tôi sẽ đảm nhiệm các môn Phổ thông: Anh,Pháp,Văn,Tóan Sử Địa,Lý Hóa,Vạn Vật,môn lâm,nông,súc do bên nha Học vụ NLS SG cử người đến dạy.Hs vào học bắt đầu từ lớp 6 do người của Ty GD Tay Ninh và trường CĐ.Long Hoa tuyển qua 1 kỳ thi...

Năm này có nhiều em ở các lớp lớn hơn như 7,8,9 tại các tư thục cũng vào học

Ngày khai trường đến

Dịa diểm :Trường TH.Cộng Đồng Long Hoa,trước huyện Phú Khương cũ TN 

anh Trần văn Dùng đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng

 - anh Trần Minh Thấu dạy Pháp văn và Toán.

- anh Nguyễn văn Đôi ,Lý Hóa

- anh Trần văn Gòn Vạn Vật,Sử Địa

- Tôi,Anh văn,Văn

Văn lớp 6 dạy theo sách,tương đối dễ nhưng AV thì khó về phát âm,thật ra tôi ở trung hoc chỉ phát âm theo thầy dạy,khái niệm phát âm,phiên âm QT mù mờ

may nhờ lúc ấy có bộ "Let.s Learn English" gồm 2 quyển in rất đẹp,giáy dày và láng ,hình như do tòa ĐS Mỷ tài trợ nên giá rất rẻ và còn có 2 dĩa phát âm  mua 1 máy .Tôi tìm  mua 1 máy quây dĩa,hàng ngày rảnh thì bật dĩa 1 lên nghe và phát âm theo

Chiếc máy nầy hửu dụng biết bao,bạn Nguyễn Ngọc Ẩn bạn hoc lớp  Tam,nhị B.1,đang dạy giờ  AV trường TH.Phú Khương (mới đầu cũng đóng tạm trong trường CĐ.LH )cũng nghe nhờ

Hai tháng sau khai trường,Ty GD.TN cho người thanh tra các môn phổ thông trong trường NLS.

Thầy và trò chúng tôi ko hề được báo trước về cuộc thanh tra nầy,chỉ buổi sáng hôm đó,trước giờ vào lơp 10,thầy Dùng mới báo hôm nay ông Thanh tra Trần văn Bảo sẽ đến xem cô Hòa dạy.

Ông ngồi ở cuối lớp,ko nói tiếng nào

Hết giờ hoc,lúc ra chơi,tôi được mời lên VP uống trà cùng HT và T.Bảo.Ông vui vẻ,khen tôi nhiều điểm và chỉ nhiều khuyết điểm của 1 cô giáo mới ra trường,tôi nhận biên bản liền 

Anh Dùng nói ông nầy tuy lớn tuổi mà rất chịu khó học ngoại ngữ

Cuối 1965 có buổi họp giáo chức tại Ty GD.TN có 1 quan chức người Mỷ dự,sau nầy tôi biết ông ta tên là Raines,khoảng 40 tuổi...Thấy ông ta ngồi 1 mình không ai chuyện trò nên ban tiếp tân cử tôi đến nói chuyện. ông ta biết tôi dạy trường CĐ Long Hoa nên nhiều lần  đến  trường thăm hỏi .tôi ko nhớ  rõ ngày mấy,ông ta mang tặng 1 hộp Chocolat rất đep trong toàn bánh hình trái tim.

Lúc đó, có vài vụ  lộn xộn  do MTGPMN gây ra: ám sát,người chết,tôi nói với ông ta rằng ông đừng đến đây  nữa..người ta dị nghị....Mấy hôm sau tôi nhận được tờ giấy ông viết nếu tôi ko thích ông ta không bao giờ đến nữa....

Lúc nầy,ngày chủ nhật tôi có 1 vị khách nữa là anh Sự,anh nầy  trước hoc trường LVTrung ,đang là sỉ quan Công Binh,anh đến ngồi gần cái bàn cắt ,nói chuyện nhẹ nhàng...Khi tôi nói Tuần sau là đám hỏi của em,mời anh tới...anh biến sắc nói Tuần nào anh cũng tới đây mà ko biết gì...?

Sau nầy hơn  năm anh Sự kết duyên với Trâm là em gái 1 người bạn THTN,anh là SQ Công Binh VNCH bị mất khi đang chỉ huy ĐĐ sửa đường trong làng......

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

Thời trung học của tôi - P.H



Thời trung học của tôi
Category: khác, Tag: dự bị,đồng ấu,Gia đình,Khác
05/14/2010 11:14 am
 

Tôi viết  bài nầy  về các lớp học ngày xưa, các  trường lớp tôi đã từng học qua theo trí nhớ và,,<< ngày  xưa >> chỉ là khỏang thời gian từ 1950 đến 1963.Tôi chỉ muốn các thế hệ con cháu sau nầy nếu có quan tâm và tự hỏi không biết ông bà ta ngày xưa học hành như thế nào thì đây là phản ảnh trung thực  một phần nào thời tôi đã sống.
 
Tôi sinh tháng 8 năm 1945 tại nhà thương  ở tỉnh Kongpongcham,- ,Camboge.- Nơi bà nội tôi có 1 tiệm tạp hóa và 1 tiệm may ,nghe kể lại là rất lớn, tiêm ở bên ngoài 1 đồn điền cao-su ,nơi những người VN,sang Cambodge làm thuê (contrat) cho Tây.Bà nội tôi cũng là phu cạo mũ,nhờ tính cần kiệm,lo xa,biết làm ăn nên hết thời hạn contrat,bà không bị nợ nần nên tự ra ngoài buôn bán,lần hồi khá giả, ba tôi được học trường Pháp chung với con cái các nhà giàu có. Đầu tháng 10 năm 1945,vì sợ nạn "cáp duồng" (người bản xứ hận thù với người Việt -họ thường chém người VN) nên gia dình tôi chạy về TN.Sau khi chuyển nhiều nơi, rồi  cuối tháng  7  năm 1946,ba tôi biệt tin trong 1 chuyến đi từ TN về Saigon bằng xe đạp. Cuối năm 1946,gia đình tôi xin vào ở trong nội ô tòa thánh TN,nơi đó có tên là cửa số 4. Một  bà cụ người đạo Cao Đài tốt bụng cho gia đình tôi 1 miếng đất nhỏ khoảng 4X10m để mở tiệm may.
Khoảng 1950,ở tòa thánh Tây Ninh không có trường mẫu giáo,.Trẻ con từ 6 tuổi trở lên,bắt đầu đi học thì vào lớp đồng ấu,tức là lớp vỡ lòng hay lớp 1 bây giờ. Đó là thời kỳ vừa được tạm yên...
Nơi tôi học năm đầu tiên 1950-51  là trường Bàu Ca Na, gần tòa thánh Cao Đài Tây ninh và thuộc sự điều hành của Đạo.,Học trò đi học  được miễn hoc phí, nhà trường không đòi giấy khai sinh,cha mẹ học trò  chỉ khai tên tuổi  đứa nhỏ, thầy  theo lời khai ghi vào danh sách lớp ,nhiều đứa hơn 12,thậm chí 14 tuổi cũng vào lớp vỡ lòng vì ""mắc lo chạy giặc,...,không có trường".
Lớp học được cất trên 1 khoảng đất trống xung quanh là nhà dân, mái tranh,nền đất , có vách ngăn  giữa 2 lớp bằng tre đan,còn chung quanh có quây  tường bằng tranh  cao khoảng 1 mét,phía dưới hở 1 khoảng lớn,mấy đứa lở đi học trễ có thể chui thẳng vào chỗ ngồi Đầu lớp là 1 cái bãng đen.và  bộ bàn  ghế đơn sơ là chỗ thầy ngồi và trên bàn có 1 vật không bao giờ thiếu là cây roi mây.
Học trò khát nước thì vào mấy nhà gần trường,lúc nào người dân cũng để  sẳn  trước nhà1 khạp  nhỏ đựng nước mưa và 1 cái gáo dừa có làm cán để người qua đường uống .
Không có nhà VS,hoc trò mắc tiêu,tiểu thì lẫn vào vườn chuối cạnh trường .Về sau người ta làm cầu tiêu bằng cách  bắc 1 miếng ván,1 đầu trên bờ,1 đầu gắn vào chac ba cây cà na dưới bàu....Đi VS xong lấy lá cà na chùi mà sao lúc đó ko thấy ai bệnh gì?,,,,
Học trò đi học không thuộc bài,làm biếng,nghịch ngợm thường bị quì gối là nhẹ,nặng hơn thì bị khẻ tay,nặng hơn nữa thì bị quất bằng roi mây.Cha mẹ hs không ai phàn nàn gì,tôi còn  nghe có lần ba 1 đứa học trò  hay phá trong lớp nói với thầy : Thầy cứ  cho nó ăn roi mây cho nó sợ.
 
Hồi đó, lớp đồng ấu không có sách giáo khoa, thầy , thầy tự dạy các vần a,b,c viết lên bảng ,trò lập lại.  Cách phát âm giống như vần  Pháp : a,b,c chớ không phải a,bờ cờ   ..tập viết thì thường dùng cành cây viết lên đất hoặc viết  phấn trên bảng  nhỏ bằng đá đen ,có gạch hàng,chừng nào viết tạm được mới dùng bút chì  viết lên giấy.Cuốn tập thường mỏng  bìa bằng giấy bản dày,thường có màu xanh lá hay đỏ với các hình vẻ cây bút,cuốn sách....bằng mực đen, dày 48 trang,giấy màu xám đen hoặc ngà,không trắng như bây giờ và bút chì thì nghe đâu là hàng nhập từ Pháp..bút chì màu không có,mấy đứa nhà giàu,có người thân trên Saigon mới mua được cây bút chì có 2 màu xanh dương,đỏ. Hồi đó,học trò không có cặp đi học như bây giờ,vỡ thường được bỏ vào cái bị bàng nhỏ hoặc  đứa khá hơn thì cha mẹ mua cho 1 cái cặp cũng đan bằng bàng( cói) có 2 ngăn.
Hết năm,trò đọc được hết chữ cái,biết ráp những vần đơn giãn,làm được toán cộng trừ 2 con số thì lên lớp dự bị.
lớp dự bị (lớp 2) có những bài chánh tả ngắn,học trò phải dùng viết mực,mấy bạn con nhà giàu  đi chợ  mua cây viết cán bằng nhựa,ngòi bằng thiếc gọi là ngòi bút lá tre  (có lẽ mũi viết nhọn giống hình cái lá tre ) và mực bình .Mấy đứa nhà nghèo, ba mẹ ra tiệm tạp hóa   mua  cái ngòi viết và dùng 1 đoạn tre nhỏ, chẻ  1 đầu đút ngòi viết vào , cột chặt lai cũng viết được.
 Về mực,mực chế sẳn đóng trong bình rất  hiếm và mắc  nên chúng tôi thường mua mực  viên về đỗ nước vào 1 cái bình nhỏ hoặc 1 cái chai  ngâm  tan ra  dùng.Mực viên thường có  2 màu xanh dương  và tím,màu đen và đỏ thì ít thấy.Có lần chúng tôi còn đi hái hột mùng tơi chín màu tím về ngâm mực,màu nhìn đẹp nhưng khi viết,lăn cục phấn qua thì  gần như không còn nét chữ .
Công nghệ làm tập giấy thời đó thô sơ,  khi viết chữ,mực thường thấm qua giấy sang mặt bên kia.Khi viết xong 1 chữ phải dùng 1  cục phấn  lăn qua hoặc tờ  giấy  chậm  thấm  lên  .Thời đó rất hiếm giấy chậm cũng như phấn viết bảng...., bút viết thô sơ nên sau mỗi buổi học, mặt mày,tay chân,quần áo mấy đứa học trò lấm lem đứa xanh đứa tím...
 
Năm học thứ 3 của bậc tiểu học gọi là lớp sơ đẳng.  Các bài học thầy lấy từ sách Quốc văn giáo khoa thư Có thêm môn  chính tả,học thuộc lòng,  toán,,sử ,địa...khó hơn. Lúc nghỉ hè chờ vào lớp sơ đẳng,cô giáo Kim  là hàng xóm  kiểm tra sức học của tôi và cô nói gia đình nên cho tôi lên thẳng lớp trung đẳng (học nhảy lớp).
Tôi vào học trường mới ở trong khuôn viên Tòa thánh  Cao Đài Tây Ninh vì trường cũ chỉ có lớp sơ đẳng là cao nhất.
 Ở trường Đao đức, Thầy Cô thường mặc áo dài trắng,cũng có thầy mặc Âu phục  . Ngày đầu tiên vào lớp,gặp cô giáo Kim mặc áo dài trắng đi dạy,tôi hết sức bối rối dù cô ở cạnh nhà và ngày nào tôi cũng gặp .
Chương trình lớp trung đẳng có toán,chánh tả,luận văn,sử địa và bài học thuộc lòng-là những baì  ngụ ngôn của La Fontaine,được dịch ra theo thể lục bát như bài "Lừa và ngựa".
Ở lớp trung đẳng hs còn học thêm môn phụ là môn Hán văn.Người dạy là thầy hai Nho,kiêm thầy thuốc  bắc.Khi vào lớp thầy luôn mặc áo dài đen,quần trắng,điệu bộ nghiêm nghị.Thầy viết các câu bằng chữ nho lên bảng ,nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là các bài ở cuốn Tam tự kinh.Học trò coi theo đó viết lại và thầy dùng cây roi mây chỉ từng chữ để trò lập lại.Thật ra chữ Hán rất khó,không thể nào học theo cách ấy mà nhớ được nên chúng tôi thường học thuộc lòng hết bài bằng chữ Hán trước và giải nghĩa bằng tiếng Việt sau  (thí dụ : nhân chi sơ là con người mới sinh ra, tính bổn thiện là tính tình vốn hiền lành....).Khi thầy gọi  trả bài thì đứng khoanh tay đọc làu làu một hơi ,có khi thầy bắt ngừng  lại hỏi về 1 chữ nào đó,mấy đứa lanh lợi phải đếm trong bụng chữ đó ở vị trí thứ mấy rồi trả lời,đứa chậm chạp thì đành chịu ăn 1 roi thôi,nhưng chúng tôi ít khi bị đòn  vì thầy chỉ dạy 2 g/tuần, đâu có thời gian mà hỏi nhiều
 Chúng tôi được thầy dạy dỗ rất kỷ: phải hết sức cẩn thận khi viết bài và không bao giờ được xé tập  (bây giờ tôi luôn luôn cho đây là 1 ý hay) ,không được xé giấy có viết chữ nho,hoặc lấy những tờ giấy nầy làm việc dơ bẩn (như  chùi đít chẳng hạn... xin lỗi) vì như thế sẽ học ngu vì coi rẽ chữ nghĩa thánh hiền...chúng tôi nghe rất sợ.
Tôi  học chữ nho 2 năm trung đẳng và cao đẳng nhưng xem lai cũng chẳng nhớ chữ gì ngoài nhất nhị tam .
 
 Năm tôi học lớp  trung đẳng (lớp 4),có nhiều sự kiện xãy ra( cuối  1953),bấy giờ đạo Cao  Đài có quân đội riêng,chúng tôi biết đến những chuyện nầy vì thỉnh thoãng vài ngày trong giờ ra chơi ,tụi học trò kéo nhau vào Khách đình( nhà tang lễ của đạo CĐ) coi lính CĐ bị Việt Minh " chụp bót' chết,thường là ở Trà Vỏ,Dênh Dênh...có bữa số người chết lên đến  hơn 20 , những xác người  khốn khổ nầy được chỡ về bằng  xe  camion lớn, xếp nằm ngang như cá hộp,nhiều người bị cháy ,chỉ mặc quần xà lỏn ở trần,mấy đứa con trai lại gần xem  về la um sùm là có mùi thúi.,mấy đứa con gái ói mữa tùm lum,về sau bị cô giáo rầy cấm không cho đi coi ..Có lần trong chùa tổ chức tang lễ tập thể cho mấy vị ấy,cho hs đi đưa ra nghĩa địa,thấy vợ con mấy chú lính ấy lăn lộn gào khóc,hs  cũng khóc theo.
Cũng năm học lớp Trung Đẳng,tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ,ngoài mấy vụ  chen chúc nhau coi lính CĐ tử trận đem về Khách đình tẩn liệm để chôn , những buổi nghĩ học,chúng tôi (tôi,Lê kim Hoàn, Bùi thị Khuyến...) thường len lõi trong các tòa nhà lớn hái trộm nhãn,xoài,mận, có bũa bị 'bảo thể ( người giũ trật tự trong nội ô tòa thánh) bắt đòi phạt "quỳ hương" (quỳ gối trước bàn thờ ,  đốt cây nhang tàn hết mới được tha,-có tôi nặng hơn bị bắt quỳ đến tàn hết 5 hoặc 10 cây nhang),.
Có bữa gần trưa, đi chơi trong nội ô , cả đám đói bụng,kéo nhau vào trai  đường ăn cơm chay.
 
Trai đường là1 căn nhà  gạch lớn nền cao ráo,hình vuông ít khi đóng cửa .Bên trong là 1 dãy bếp lò chụm củi,trên để những cái chảo gang to đùng,bên ngoài kê rất nhiều bộ bàn ghế dài bằng gỗ mộc,.nơi nhũng người làm công quả trong chùa dùng bửa hàng ngày ..Mỗi bàn thường có 1 tô nước tương  ,một chồng tô,muỗng đá nhỏ úp cạnh đó
 
 Bữa ăn thường là gạo  nấu  chín nhưng đổ rất nhiều nước để thành ra nữa cơm nữa cháo,ăn với nước muối pha màu giống nước tương,bữa cơm sang thì có thêm ít rau nấu canh suông,không có nêm nếm gì ngoài muối,chao.,hoặc xác đậu nành trộn xả ớt phơi khô rồi nướng lên..Ăn kham khổ nhưng lạ miệng,có bạn bè  vui nên ăn thấy ngon.Chúng tôi vào đó tự xúc  ăn nhiều   lần mà chẳng ai  rầy rà gì,ăn xong rửa chén úp laị chỗ cũ.
Thật là kính phục đức tin và sự chịu gian khổ của những người gọi là "hiến thân" cho Đạo.Về sau,mẹ tôi biết chuyện mấy đứa hay vào trai dường ăn cơm tôi bị rầy một trận.  .Thật ra thì chúng tôi,mấy đứa  con nít ở ngoài ăn uống sung sướng đã quen,vào đây vì tò mò,nếu bắt ăn cơm hàng ngày như vậy chưa chắc ăn được.Sau nầy tôi biết được có nhiều bạn bè khó khăn,nhờ ăn cơm miễn phí ở trai đường nên có thể đi học hết TH.
Năm cuối bậc tiểu  học gọi là lớp cao đẳng.Hết năm cao đẳng học trò đi thi bằng cao đẳng tiểu học,thời ấy thi bằng nầy cũng rất khó,phải ra tỉnh lỵ thi,có hội đồng thi đặt tại trường tiểu học tỉnh, có số báo danh đàng hoàng,ai đậu mới được vào trung học,rớt thì ở lại vào học lớp dành cho những người thi rớt gọi là lớp tiếp liên. Vì hạn chế như vậy nên có nhiều  anh, chị học trước tôi  thi hoài không  lấy được bằng tiểu học , cứ phải học tiếp liên liên tiếp hoài đến chán thì nghỉ.
Năm  1956 qui định nầy được bãi bỏ,hs không đậu tiểu học vẫn có thể vào lớp đệ thất trường tư và năm sau được thi lai.
Tôi học trường Đạo Đức  hết năm trung đẳng (lớp 4 )
 Đầu  lớp Cao đẳng (giữa  năm 1954),gia đình tôi dời về cửa số 7(ngoai ô tòa thánh) thuê nhà mở tiệm may Xóm nầy cách nhà cũ hơn cây số, có con lộ nhỏ  2 nhánh, tráng nhựa, 1  đi thẳng vào cửa số 4, nội ô Tòa thánh và 1 đi qua cửa chánh môn tòa thánh. Dân xóm nầy phần đông là người từ các nơi đến, Châu đốc,Sa đéc....Họ làm nghề mộc,đóng bàn ghế,tủ thờ ...chở đi bán khắp nơi,tận Sai gòn.Mấy nhà có rẫy hoặc làm ruộng thường có đôi trâu,bò để kéo gỗ về bán.Gỗ gần như được  đốn tự do...Nhiều nhà trong xóm đó trở nên khá giả nên  việc may vá của gia đình tôi cũng  tốt hơn  Sau nhiều năm cực khổ vì  loạn lạc nên khi có chút tiền,người VN mình thường nghĩ đến  nghề nghiệp cho  con cái,nhất là phụ nữ. Má tôi ngoai việc may mướn ra còn kiêm thêm  dạy may cho 2 chị quê ở Cẩm giang, Cuộc sống khá dần lên.
Rồi tình hình nội bộ đạo lộn xộn, có 1 số người  CĐ  ly khai,vào núi Bà Đen lập căn cứ chống lại Đaọ ở Tòa thánh.,họ đặt tên là  CĐ Liên Minh.
 
Một buổi sáng nọ(tôi không nhớ rõ ngày tháng),tôi dậy sớm,ra sau nhà gặp chị Rơi là con bác hai Chí ,nhà bên cạnh,hai đứa rủ nhau ra đường chơi thì thấy  ai bỏ đầy giấy trắng cả xấp trước  cửa nhà,chị Rơi nói đó là truyền đơn,, chúng tôi có cầm đọc nhưng thật sự cũng không biết nó nói cái gì, rồi 2 đứa hốt hết  đám giấy đem rãi ngoaì  đường . và trước của mấy nhà trong phố thì bị anh ba Rô,bắt gặp,anh nầy lúc đó đang học đến lớp đệ lục trường Đạo,anh ấy  kêu: :  hai đứa vào nhà gấp,coi chừng người ta bắt bỏ tù.Nghe tới đó,hai đứa lật đật chạy vô nhà đóng cửa lai.
Sau  tôi nghe nói đó là  nhóm CĐ ly khai , họ thành lập quân đội riêng,lấy núi Bà Đen làm căn cứ chống Pháp và CĐ..
Giữa năm 1955,xóm cửa số 7   đón nhiều gia đình mới dọn đến,phần nhiều  là gia đình giáo chức người Bắc di cư. Trường Lê văn Trung   đón rất nhiều thầy giáo mới người Bắc,anh ba Rô hay kể chuyện học trong  trường,các thầy mới đến  kiến thức rộng,dạy rất hay nhưng nói khó nghe quá
.Từ năm 1955 có tổ chức thi  lấy bằngTiểu học do CQ VNCH cấp,.thí sinh có phiếu báo danh,hội đồng thi  đặt ở trường Tiểu học Tây ninh,giám thị,giám khảo là những giáo viên  của Ty GD TN mới thành lập
(năm  1954-1955 tôi học cao đẳng,dự thi tiểu học bị rớt nên trở về trường Lê văn Trung học lại lớp tiếp liên,(1955-1956) lớp nầy do thầy Lê văn Vang(Dang???)dạy, hầu hết hs là những đứa đã dự thi TH rớt ,thầy  Vang rất nghiêm,đứa nào không thuộc baì hôm đó  sẽ bị 1 đứa thuộc bài đánh đít 3 roi, do sợ bị đòn nên các bạn  học siêng hơn?..năm đó (1956) tôi đã đậu Tiểu học). được cấp bằng hẳn hoi,rất tiếc là nó đã bị thất lạc vì hồi đó chưa có máy photo như bây giờ để chup lại
Dưới chế độ mới ,(Ngô Đình Diệm),mỗi tỉnh đều có  cất 1 trường trung học công lập.Trường Trung học công lập Tây Ninh cất năm 1955 trên 1 miếng đất rộng trước là bãi tha ma.Tôi thi đậu vào trường năm 1956,khóa thứ 2.Lớp đầu tiên TH gọi là lớp đệ thất.
Lúc mới xây,trường THTN  gồm 1 dãy   nhà  1 tầng  trệt,1 lầu. và 1 nhà để xe đạp  lơp bằng tôn.Ở ngoài cổng đi vào là 1 phòng trống rất rộng,phía tay trái là 4 phòng học và cầu thang dẫn lên lầu 1,tay phải là phòng hiệu trưởng,phòng GV,văn phòng ,tủ sách...tôi nhớ kỷ khung cảnh nhà trường năm đầu tiên TH vì hồi đó,ngay khi được thông báo là hs tốt nghiệp tiểu học có thể thi vào trường công lập,tôi đã đi nhờ xe các bạn ra xem trường và rất thích thú,cố gắng thi đậu để được học trường nhà lầu.
Học THTN rất hay nhưng đối với gia đình tôi đó là 1 gánh nặng vì phải may đồng phục,áo dài trắng quần đen hoặc trắng (con trai quần kaki xanh dương,áo trắng)và phải mua 1 chiếc xe đạp vì từ  nhà đến trường xa khoảng 5 km ,bạn bè  chung lớp tiếp liên  không đứa nào gần nhà thi đậu để có thể cho'' quá giang'' (đi nhờ xe),má tôi chạy tiền mua xe đạp khiến bà chủ phố (nhà tôi ở thuê) cho là nhà tôi'' rộn chuyện",nếu lúc ấy tôi vào học trường TH Lê văn Trung của đạo CĐ,tôi vẫn không phải đóng tiền (nhưng mà nữa năm sau đó,vì không kham nỗi kinh phí  mời thầy cho các lớp học trò càng ngày càng đông nên học trường đạo cũng phải đóng 10 đồng/tháng ).Thời đó,số tiền nầy không nhiều nhưng nếu nhà đông con đi học thì cũng mệt.
Nhờ trơì thương nên năm đệ thất tôi được học bỗng 1.000đ,trả tiền xe đạp hết 700đ cho chú tư Phước Tài,còn 300 đ  mua sắm .Giữa năm lớp 6 ,má tôi dành dụm mua được 1 căn nhà lá bên kia đường,đối diện với căn nhà đang thuê,giá 4.300đ, từ đó gia đình tôi  khỏi phải đi ở nhà thuê
.Miền Nam bấy giờ hàng hóa bắt đầu nhiều,học trò  đi học xài cặp táp '(cartable- tiếng Pháp) ,giả da để đựng tập vỡ nhiều loại thước bằng ,có viết  máy bơm  mực,thường là hiệu Warterman ,màu đẹp,tập 100 trang giấy tốt,viết không bị nhòe,có giấy nhiều loại khổ.
Lớp đệ thất ,(lớp 6),ngày học 2 buổi, và  học 2 ngoai ngử ,ngoai ngữ chính là Pháp,phụ là Anh (cuốn L'Anglais vivant ').  Sáng phải mang cơm theo ăn,cơm gói vào trong cái mo nang cau (bẹ cau già,hơ lửa cho nó dẻo,ăn xong rửa phơi khô ,hôm sau có thể dùng lại),thức ăn thường là muối ớt,khô nướng..
 Bữa trưa,mấy  đứa nhà xa ở lại cùng ăn cơm với nhau,một bữa thầy giám thị ghé qua  hỏi 1 bạn nam :Hôm nay em ăn cơm với gì? Bạn ấy tủi thân khóc.Thầy lên văn phòng  nói gì không biết mà sau đó có thông báo những đứa nhà xa được  trường cho ăn cơm trưa tại 1 nhà dân cách trường khoảng 200 mét.Chúng tôi khoảng hơn 20- đứa được ăn cơm trưa đàng hoàng với 3 món đồ ăn,canh mặn,xào đến hết năm đệ lục,sang năm đệ ngũ,chương trình học thay đổi,bỏ môn sinh ngữ phụ Anh văn,mỗi ngày chỉ học 1 buổi nên trường không cho ăn cơm trưa nữa.
Sau đó,hàng hóa ngày càng nhiều, học  phẩm tốt hơn,nhiều đứa xài gôm,com-pa nhập .    .Con trai,con gái đi học  mặc đồng phục :  trắng may bằng nhiều loại vải khác nhau,chân mang xăng đan hay guốc gổ
Bấy giờ khu nhà chúng tôi ở không có điện,muốn may đồ ban đêm má tôi  xài đèn khí đá,sau đó thì đèn  "măng xông" ( manchon-tiếng Pháp)đây là đèn do Pháp sản xuất,có bình chứa dầu hỏa và có bộ phận kim bơm dầu lên lên 1 bóng đèn  bằng  vải hóa học,trước khi đốt phải châm dầu,bơm lên rồi mới mồi lữa,đèn sáng nhưng rất nóng.
Ngày đầu tiên mặc đồng phục áo dài trắng đi học,tự cảm thấy mình hình như là 1 người khác,lớn và quan trọng làm sao,tuy nhiên do ở  tiểu học  mặc đồ ngắn quen rồi nên bị mặc áo dài suốt hơn 4 tiếng cũng rất gò bó.Buổi  chiều vừa ra khỏi trường là cả bọn ở  chợ Long hoa đồng loạt cởi áo dài bỏ vào cặp xắn quần lên cao,lấy dép,guốc máng vào tay cầm xe ,ung dung đạp về .Hồi đó  chúng tôi học lớp 6,còn nhỏ, bên trong áo dài thường là áo " tay cúp" (áo ngắn tay xếp phồng) nên mặc như thế chạy ngoaì đường cũng không sao  và vì   bọn tôi lúc đó mới tập đi xe đạp nên nhiều đứa hay bị cuốn tà áo dài hoặc ống quần vào sên (chain) xe đạp
 Năm thứ 2 trung học là lớp đệ lục.Mỗi buổi sáng thứ 2 hs phải đi sớm, tụ tập dưới sân trường làm lễ chào cờ và hát  quốc ca trước,sau đó là bài suy tôn Ngô tổng thống.Lời bài hát tôi quên mất nhưng sau nầy bọn tôi hồn nhiên đặt lai để nghêu ngao "Tô hủ tiếu,tô hủ tiếu muôn năm.,toàn dân VN nhớ ơn tô hủ tiếu...

 Năm đệ lục, lần đầu tiên tôi nhìn thấy rõ mặt ông Ngô Đình Diệm,buổi trưa hôm đó,chúng tôi dược lệnh giám thị sắp hàng dọc theo 2 bên đường Trần Hưng Đạo,từ cửa trường đến đầu chợ cũ để đón tổng thống,mỗi đứa cầm 1 lá cờ,hoặc hoa.Chúng tôi chờ dưới nắng từ 1g trưa đến khoảng 2g30 thì tổng thống đi qua,ngồi trên xe jeep mui trần,xe đi rất chậm gần sát lề và ông ta  vẫy tay chào mọi người 2 bên đường ,tôi nhìn thấy mặt ông Diệm rất rõ. Da mặt ông hồng hào,có 1 nốt ruồi trên mặt,ông mặc complet trắng. 
.Nghỉ hè năm đệ lục ,lần đầu tiên tôi được theo vợ chồng anh Hửu ( tên ở nhà là anh Be) con của bác Bảy hớt tóc là hàng xóm,lên Saigòn chơi 2 ngày.
Anh Be là hs trường Lê văn Trung,theo CĐ ly khai lên núi Bà Đen,sau một thời gian ,nhóm nầy về làm việc cho chính quyền ông Diệm,anh có 1 căn phòng ở 55 Hồ Xuân Hương SGon,1 tòa nhà 2 lầu ,sau nầy là tòa soạn báo Cách mạng Quốc Gia.Sẳn anh đưa vợ là chị Tám  về SG chơi nên xin với má tôi cho tôi theo để biết SG
 - 2 ngày,không đi đâu  nhiều ngoaì chợ Saigòn và bến Bạch Đằng nhưng đó là lần đầu tiên tôi được ăn kem, tôi còn nhớ tiệm kem tên Pole Nord-đối với 1 đứa bé nhà quê ,đó là 1  món  rất tuyệt
Trong thời kỳ nầy,nghe nói có lệnh cho bà con hai miền Nam Bắc được liên lạc với nhau bằng bưu thiếp,Ông Năm và má tôi tràn trề hy vọng gặp lại gia đình nên mua rất nhiều bưu thiếp gửi về làng cũ nhưng tin gửi đi thì có mà không có tin trở lại vì tôi nhớ lá thư nào bà  cũng bảo tôi đề  :gửi ông tiên chỉ làng Tống thỏ,mà không biết  rằng dưới thời CM của VNDCH, mọi thứ đều thay đổi,những chức vụ ấy làm gì còn .
Năm thứ 3 là lớp đệ ngủ.Năm  này chúng tôi chỉ còn học 1 ngoai ngữ là tiếng Pháp
Tôi còn nhớ  lớp đầu năm lớp  đệ ngũ ,học trò thường mang dép kẹp 2 quai (gọi là dép Nhựt) đi học.Thầy giám thị Mai buổi  sáng hay đứng ở  đầu cầu thang 'xét dép'".Các thầy nói đây là loại dép người phương Tây thường dùng đi trong nhà,các em đi học phải tập ăn mặc đàng hoàng,con trai phải mang giày hay xăng đan có quai,con gái mang giầy hay guốc...sau đó không còn ai dám mang dép nhật vào lớp.
 Năm học nầy có nhiều biến cố chính trị xen vào trường,lần đầu tiên học sinh bị tập trung để nghe 1 ông nói  chính trị ,theo lời kể ông ấy là người miền Nam tập kết được chính quyền Hà nội cho đi Nga học  . Khi xâm nhập miền Nam mới biết những điều  tốt của chế độ VNCH nên  ông ấy bỏ theo miền Nam.Học trò ngồi im nghe,phần cuối ông ấy có hỏi hs: có em nào có ý kiến gì không thì tụi nhỏ nhau nhau : chú nói thử tiếng Nga đi,chào là gì?( vì hồi đó chúng tôi được học tiếng Pháp,chào là Bonjour,chỉ là để xem nó khac nhau ra sao thôi...không có khái niệm gì về chính trị), ông thuyết trình cũng vui vẻ nói 1 tràng  ., Về sau mấy đứa cùng lớp ngồi chơi nói với nhau : Nếu ông ấy nói trật cũng đố ai biết.
.  Năm học đệ ngủ,chúng tôi được lệnh mỗi hs phải đóng tiền mua 3 mét vải bằng lụa màu xanh nước biển để may áo dài mặc đi diển hành nhân các ngày lễ  Quốc khánh VNCH là 26/10 và lễ hai bà Trưng.
Về sau nhiều người nói rằng nhà máy Vinatexco,nơi dệt vải là của bà Nhu( em dâu TT Diệm)  và việc bắt mặc áo dài xanh là để nhà máy nầy bán được hàng.Đó là nhà máy dệt hiện đại nhất thời bấy giờ.
Rồi  các anh, chị  từ 18 trở lên phải gia nhập thanh  niên cộng hòa,mặc đồng phục quần tây dài ,áo sơ mi kaki xanh dương,giày bata trắng đi diễn hành các ngày lễ.Đây là lệnh ép buộc vì thời đó,ít người hưởng ứng việc phụ nữ ăn mặc tập tành như vậy . Lúc đó hình như nhà nước may đồng phục phát không cho  nên tiệm may nhà tôi  có nhiều việc làm  nhờ may đồ cho thanh niên cộng hòa. Ngoài giờ học,tôi lãnh làm khuy nút áo cũng kiếm thêm được chút ít tiền.
Vào ngày lễ Quốc Khánh VNCH,chúng tôi phải mặc đồng phục và  cầm cờ 3 sọc đỏ diễn hành qua 1 lễ đài thường cất đối diện với dinh tỉnh trưởng  cạnh bờ sông.Ngoài việc đó ra,chúng tôi không học chính trị .
VNCH có đội chiếu phim lưu động hay về cửa số 7 nhiều lần để chiếu những phim chống CS như :'Chúng tôi muốn sống" hoặc tuyên truyền về vệ sinh,sức khỏe.....
Hiệu trưởng 3 năm đầu tiên trường THTN là thầy Võ văn Tam,người quê ở Gò Dầu TN,tôi nhớ đến ông vì tính tình thật thà ,hệch hạc (ngôn ngữ  lúc ấy-chỉ tính người dễ dãi,không làm bộ tịch..) có  lần ông hỏi tôi là có phải ba tôi là Việt minh  hay không.Tôi im lặng không biết trả lời sao thì ông nói : VM đánh Pháp có chánh nghĩa ,gia đình thầy trước đây cũng theo VM.
 Dù  còn khờ dại nhưng tôi coi đây là 1 bí mật.
Mấy năm nầy có nhiều đoàn của chính quyền ông Diệm thăm tòa thánh TN vào các dịp lễ lớn và họ mướn may  những bộ áo dài nam bằng vải trắng.Má tôi là thợ may duy nhất ở đó lãnh may đồ nầy,có lần chỉ trong 1 đêm,má tôi đã may xong 20 bộ  áo dài để kịp sáng mấy ông đó mặc viếng chùa.Phải nói đó là 1 kỳ công vì thời đó,máy may đạp chân,ủi bằng than,điện thắp sáng không có.
Năm đệ ngũ,tôi học môn Việt văn với thầy Nguyễn Gia Khang,thầy người Bắc di cư,tướng mập và thấp,mắt hơi lé.Thầy hay làm thơ đăng báo và ngâm cho hs nghe,thầy hay nói về  gia đình thầy,về cải cách ruộng đất miền Bắc làm chết oan nhiều người,chúng tôi rất sợ CS-nghe nói thì sợ thôi chứ miền Nam đất đai hàng khối,người không có sức mà làm,vài mẫu đất thì không thể coi là  địa chủ giàu có được.Sau thầy có con gái,thầy nói đặt tên em ấy là Liên Giang- hy vọng nối đôi bờ sông Bến Hải-để các gia đình đoàn tụ...sau đó thầy bỏ dạy về SG vì vợ chết lúc con chưa đầy năm
Từ năm 1958,xóm cửa số 7 xuất hiện nhiều người lạ,họ mặc  quần áo như người thường,ban ngày thường tụ tập ở quán cà-phê đờn ca cải lương nhưng theo một số người lớn tuổi,họ làm mật vụ cho ông Diệm.,bà Nhu.Đối với dân xóm,họ sống cũng bình thường,mua bán sòng phẳng nhưng sau đó mọi gia đình có người thân tập kết bị soi mói thường xuyên. Mấy nhà có xe trâu bò kéo gỗ trong rừng được nhắn là không đóng thuế và tiếp tế gạo ,thuốc men cho VC
Thời Ngô  không học chính trị trong trường .Các thầy dạy,bậc trung học được gọi là giáo sư, thầy người miền Bắc thường hay nói chuyện về thời sự, hơn các thầy  người Nam    ,riêng thầy Tạ Cao Huê dạy Anh văn thì hầu như giờ nào cũng hết 15-20 phút khuyên học trò phải chăm chỉ,cố gắng
 Tôi còn nhớ nhiều về các thầy cô những năm TH Đệ nhất cấp, ngoài thầy Tam còn có  cô H.Vân,Thái,thầy Thại dạy tiếng Pháp cô Minh Nguyệt dạy Anh văn,thầy Vinh,lớn tuổi nhất hồi đó dạy  Sử Địa và Vẻ,thầy Khương -GDCD,thầy Thạc dạy Việt văn và Sử,thầy Sít dạy  Vạn vật,thầy Phùng văn Bộ, Ng.văn Cố dạy Lý Hóa thầy Triệu thầy Bé dạy Toán,nói chung các thầy cô đều dạy chúng tôi với tất cả tấm lòng,không phân biệt đối xử,trong cuộc sống hàng ngày phải đặt Đạo Đức lên hàng đầu hơn là lòng căm thù.
. .
Mấy người mật vụ cũ đổi đi,mấy người mới đến,trông..họ dữ dằn hơn.Một sáng nọ tại chợ cửa số 7,1 anh thanh niên trong xóm nghe đâu mới sắm 1 chiếc xe đạp mới đem để ngáng đường vào chợ,có 1 ông mật vụ đi ngang đẫy xe vào trong,không hiểu lời qua tiếng lại ra sao mà anh nầy bị 4,5 người xúm vào đánh chảy máu mũi ,còn bị bỏ lên xe lôi chở vào trụ sở của công an mật gần cửa số 4 (Khách sạn Nhàn Du ).
Sau nầy nghe nói Bác anh ấy - là 1 chức sắc  đạo CĐ phải. đến tận trụ sở CA xin anh ta ra. Việc  đó làm  mọi người đều sợ.Lần đầu tiên tôi đã chứng kiến cảnh công an VNCH đánh dân một cách tàn bạo.
  Vào tháng 3/1960,lúc tôi đang học đệ tứ, có 1 vụ thi hành án ở Trí Bình, cho hs nghĩ học 1  buổi để đi xem chính quyền Ngô Đình Diệm  chém ông Hoàng Lệ Kha( sau nâỳ tôi mới biết đó là cán bộ cao cấp của Mặt trận GP miền Nam) vì không bắt buộc đi xem nên  lớp tôi,(lớp nữ) trốn ở nhà - vả lại lúc đó,thật ra cũng  không để ý gì về chính trị nhưng  phần lớn hs đều nghĩ việc chém 1 người giữa thanh thiên bạch nhật cho nhiều người đến xem là quá tàn ác và man rợ,nó giống như thời trung cỗ.Về sau,có 1 bạn học nam kể là nhiều người xem buổi hành quyết ấy đã bị ngất xĩu.
Năm  đệ tứ là năm chuẩn bị thi THĐệ nhất cấp nên tôi phải học hết sức chăm chỉ.
 Tháng 5 năm 1960,lần đầu tiên thi TH Đệ nhất cấp ở Saigon,mấy đứa bạn học đều lo lắng,ngoại trừ vài đứa gia đình khá giả  có đến SG ,đa số  là những đứa chưa bao giờ ra khỏi tỉnh.Bác hai Líp (tên tây Philip) là hội Phụ huynh HS trường Lê văn Trung mướn 1 chiếc xe đò cho hs nghèo đi thi và lo luôn chỗ trọ cho mấy đứa,tôi được đi ké vào xe đó vì ở gần nhà  bác.
Tôi còn nhớ  đó là trường Hồ Ngọc Cẩn ở gần chợ bà Chiểu,lớn gấp mấy lần trường THTN của tôi.
Thí sinh TN đều được thi ở trường nầy chung với các bạn đến từ nhiều nơi khác.HĐ thi bố trí chỗ ngồi ,chia phòng thế nào mà mỗi phòng đều chỉ có 1  hoặc 2 ts TN thôi và ngồi cách xa nhau.Nói chung thi cữ được tổ chức thực sự công bằng và nghiêm túc.
Bác Líp mượn được 1 dãy phòng trên lầu của nhà người quen đối diện trường Hồ Ngọc Cẩn  cho mấy bạn trai ở ,bạn gái ở 1 căn nhà khác cũng gần chợ,riêng chúng tôi gồm 4 đứa :Thu,Thu Vân ,KimAnh  và tôi bác dẫn đến 1 căn nhà trên đường Lê quang Định.Nhà nầy trong hẻm,1 cái nhà ngói xưa,có vườn rất rộng,nhiều phòng,đồ đạc xưa mà chỉ có 2 cụ già ở,là mẹ chồng và con dâu.Hai cụ đều vui vẻ,tốt bụng,chỉ dẫn đủ thứ ,nhượng nguyên 1  gian bên hông cho mấy đứa được tự do ôn bài,và tất cả đều miễn phí.
Được giúp đở tận tình như thế nhưng kỳ thi ấy cả 4 đứa đều rớt.Tôi còn nhớ hoài bài thi  dịch tiếng Việt ra Pháp câu đầu là : Sinh ở thời  đại máy bay phản lực,vô tuyến truyền hình.....Ôi trời máy bay  thì có thấy  nhưng nhưng phản lự là gì? và  vô tuyến truyền hình chỉ nghe nói thôi tại TN không có,radio ( máy truyền thanh)là quá sang rồi.
Tôi cứ lẩn quẩn : máy bay : avion ,máy  bay phản lực:????,vô tuyến truyền hình:....????.Lấn cấn như thế nên mất nhiều thời gian và phần sau không làm kịp.
Tháng 6,chúng tôi ,những đứa rớt và không thi kỳ 1 dự thi kỳ 2.Thời gian trước đó tôi ở nhà,ôn bài rất kỹ vì đây là lần thi cuối cùng,nếu không đậu phải học lại chớ không được lên đệ tam (lớp 11 bây giờ).Tôi  đậu bằng TH.Đệ nhất cấp năm 1960,kỳ thi thứ 2.Theo thầy Tam,tỷ lệ tốt nghiệp năm đó kỳ 1 là 33%,kỳ 2 là 14%%.
Năm đó nếu đủ 18 tuổi,tôi có thể dự thi GV tiểu học-học 1 năm sư phạm,ra trường lương 4.5ood (rất lớn=200 giạ lúa).Nhưng tôi mới 16 tuổi,phải cố học tiếp qua đệ nhị cấp.
 .Năm 1962,kỳ thi TH Đệ nhất cấp không còn tập trung ở SG nữa,tỉnh nào tổ chức cho tỉnh ấy thi nên các thí sinh ở tỉnh  đở vất vả khi dự thi và nếu không  có bằng THĐNC  vẫn được lên lớp học tiếp để năm sau thi lại
 
Đệ nhị cấp
 Đệ nhị cấp được phân ban :
- A : Môn chính là Vạn vật (sinh),toán,Việt văn,sinh ngữ chính và phụ : thường là Pháp và Anh,sử địa,công dân.
- Ban B : Môn chính là Toán,các môn kia cũng y như vậy.
_Ban C : Môn chính là  ,Việt văn Sử địa, sinh ngữ,các môn kia học cũng y như vậy nhưng hệ số khi thi ít hơn.Ban C  được gọi là ban Văn chương.
- Ngoaì ra nghe mấy thầy thầy nói thường là trong các trường tôn giáo,hs học ban Đ gồm  ngoai ngữ,tiếng Hán,tiếng La tinh....nhưng ở TNinh bấy giờ,chỉ có 2 ban A và B.
Lớp Đệ tam :
Năm 1960-61,tôi vào lớp đệ tam B1 trường THTN là lớp có 56 hs,tôi nhớ con số nây vì có 1 bạn nào đó làm 1 bài thơ giống thể đường luật bằng tên của 56 bạn trong lớp, tiếc là  tôi đã quên bài ấy.Lớp B1 có hơn 10 nử,còn lại là nam,B2 toàn Nam.Tất cả những hs vào các lớp nầy bắt buộc phải có bằng TH Đệ nhất cấp.
Giữa năm hoc ,ba 1 bạn ở Bến Cầu mất,lớp chúng tôi  đên viếng,lần đầu tiên tôi đươc đi ghe lớn từ Cẩm Giang  qua sông  Vàm Cỏ đến Bến Cầu
Choáng ngơp trước cảnh bao la sông nước ,tôi đứngthành ghe nhìn cảnh trời chiều bổng nước sông văng lên ướt áo thì ra mấy anh bạn cùng lớp  đang ăn mía thấy bóng tôi in xuống nước lấy xác mía chọi xuống.
Năm đệ nhị khó khăn hơn,cố học thêm Pháp văn,Toán mà vẫn rớt (vì lúc nầy Bà nội tôi đã gặp người cháu gọi bằng dì ruột sau mấy chục năm cách xa,vợ chồng bác ko con nên coi tôi như con ruột,hè là xuống SG học thêm.
Tôi thi rớt Tú Tài 1 năm 1962 và phải hoc lại 1 năm nửa tại THTN
Qua năm sau tôi đâu TT.1  hang bình thư rồi thi tiếp vào Sư Phạm Saigon và cũng đậu.
.Năm 1964,tôi tự hoc và đậu luôn bằng Tú Tài 2 ban Triết (C) ngày 20/5/1964
Mặt sau


Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Chuyện Gia Đình 1960- 1975 (P.2 )

1/  Pham thị Hòa Từ 1960-1965  
Cuối cùng tôi cũng thi đỗ kỳ 2 TH Đệ nhất Cấp năm 1960 ,tỷ lệ HS đậu là 13/% nhưng xóm cửa số 7 chỉ có mình tôi,bấy giờ ko có THĐIC là ko thể hoc đệ tam
 
 Sau năm 1954 ,có tin Ủy Hội Quốc Tế Đình Chiến giúp các gia đình Nam Bắc liên lạc với nhau,ông Năm và mẹ  nhờ người ra tận Bưu Điện Tây Ninh (cả tỉnh chỉ có 1 nơi  ) mua bưu thiếp rồi sai tôi viết  gửi về cho ông Tiên chỉ  (chức vụ lớn nhất trong làng) để hỏi thăm gia đình ở Bắc nhưng ko hề biết ở miền Bắc,mọi thứ đã thay đổi,làm gì mà còn ông tiên chỉ.
Thư đi thì có  mà ko bao giờ được  hồi âm ... Sau đó .việc gửi bưu thiếp  Nam Bắc cũng bị cắt
             Bưu thiếp 1958  Ảnh của Blao Bùi
Về phần gia đình bác Tho là con cả của chị bà nội  sau thời gian làm phu mộ đã ra ngoài bán tạp hóa với người Pháp và bản địa nên khá,các anh Tuấn,chị Vân con Bác học TV và Pháp,săm xe hơi và liên lạc với quê nhà Tống Thỏ nên em bác là Pham bình Chữ,...gia nhập QĐ.Pháp còn em út thì theo VM
Sau đó bác Chữ vào Saigon,giãi ngũ,lấy tiền mua nhà,xe taxi sinh sống
Năm 1954,nhiều người  Tống Thỏ di cư vào Nam trong đó có 1 ông anh rễ của mẹ tôi  cùng đứa con lớn vì ông làm lý trưởng trong làng nên và 1 bà chị dâu là vợ thứ của 1 ông anh làm thầy giáo làng (hương sư )  đã mất cùng đứa con nhỏ.
Miền Nam bắt đầu buôn bán nhộn nhip....Dù trong vùng đạo Cao đài nhưng thỉnh thoãng ngày rằm lớn tôi theo bà nội đến nhà ông năm Nhường xem các buổi hầu đồng (toàn dân BK )
Một người quen với bà nội đã ghé thăm nhà tôi khi ông ta lên TN bán  các đồ thờ cúng cho điện thờ của ông Năm Nhường .
Khi về SG,ông ấy muốn làm mai tôi cho người anh bạn dì con bác Lý trưởng nhưng bác nầy tránh né gặp người làng  lý do là trên đường di cư 1954,bác  và chị dâu của mẹ đã ở với nhau có 1 đứa con.
Bác Chữ thỉnh thoãng đến nhà gia đình đó vì vậy biết chỗ ở của bà dì ruột nên đi tìm  gặp ở nhà cửa số 7 -ngoại ô Tòa thánh TN
 
Lúc xuống nhà bác Chũ ,tôi liên lạc được với chị Pham thị Thu Vân là con bác cả Tho
Cuối1960,bác Chữ nghe gia đình Bác Cả Tho từ Nouvelle Hebrides hồi hương nên rất lo lắng muốn gia đình nầy về SG nhưng làm sao được vì CP.VN Dân Chủ Cộng Hòa và Pháp đã ký
 
Từ 1960,sau khi đậu THĐNC tôi vào hoc lớp đệ tam ban Toán , trường TH.CL.TN, trường chỉ có 4 lớp ban Vạn vật A  (2 ) và toán B (2),Ko có ban C là ban Văn Chương
Hoc sinh đa phần ở mọi nơi trong tỉnh Tây Ninh.
Hè tôi được  xuống SG học lớp  hè Toán,Lý ,Hóa  như lớp của thầy Minh Hoàng ngang cư xá Đô Thành,đi học đều được đưa đón bằng taxi do bác,bác Cát,chú Chư,Phiến lái, rất ít khi đi xe buýt
Nhà 180 Nguyễn Duy cũng là nơi nhiều gia đình bạn lính cũ lui tới,có lần bác nuôi 1 gia đình 1 người bạn lính xưa cả tháng
1 người cháu trai của bác gái ở Gò Công trốn quân dịch lên ở nhờ đi hoc may ở chợ xóm Củi là anh Ba Mọi.Suốt ngày anh đên tiệm may,tối mới về ngủ ở nhà bếp.Nếu đêm nghe tiếng CS xét nhà thì leo lên cây điệp gần nhà tắm trốn
 
 Năm 1964,bến NDuy có điện,dọc bờ sông  ven đường  đầy nhà sàn  nho nhỏ ,ko có nước máy, nhà dùng nước mưa và mua nước từ xe bồn chở  đến .Cạnh nhà có Ô.Bà Bảy  trữ và bán nước xe bồn cho bà con trong xóm tính theo gánh, Một dãy nhà vệ sinh chung được cất  trên sông   cạnh các nhà sàn.
Trước mặt nhà có 1 cái cầu nhỏ bắt dưới sông,bà con lối xóm ngâm quần áo muốn giặt đem ra đây xả,ai kỷ  thì về nhà xả lại bằng nước ngọt ,buổi chiều ,trẻ con trong hẻm còn ra bơi lội,cười đùa
Về sau chú Phiến xây  sát canh nhà 1 hồ  lớn nên nhà ko bao giờ thiếu nước
Hàng ngày bác gái đi chợ,mợ Phiến nấu gồm gia đinh mợ ,2 bác và tôi , có hôm bác mua về mấy con cò trắng,thỏ.cá trê.... dù ở Cửa số 7,nhà tôi ko ăn chay đủ 10 ngày theo đạo CĐ  nhưng những thức ăn nầy tôi ko bao giờ đụng đến và hoảng sợ khi nhìn con thỏ bị làm thit
Sau đó bác nuôi 1 bé gái là Võ thị Sơn (1963 ),mẹ giao em khi chưa đầy tháng rồi bỏ đi mất ,bà ngoại (mẹ bác gái nuôi nhưng mọi chi phí đều do bác gái  lo vì ba em là con út bà ngoại (Ba của Vỏ thị Giỏi (Lượm )  có gia đình rất đông con
Em nầy hiện ở Pháp
 
2/ Hoc SPSG 1963-1965 PT.Hoa
 
Kỳ thi Tú Tài 1 năm 1962 tôi thi rớt (qui định không có TT. 1,ko thể vào đệ nhất (12 bây giờ ).Tôi phải hoc lại năm nữa ở TH.TN  và may sao  năm đó 1963 thì đậu bình thứ (mọi môn đều trên 12 điểm ),cùng năm đó tôi đậu luôn vào khóa 2-Sư Phạm Saigon 
Cuối năm 1962,đầu năm 1963 tại các tỉnh tạm yên nhưng ở SG,phong tráo chống CQ ông Diệm  càng mạnh mẽ,dân Phật giáo biểu tình hàng ngày 
Từ năm 1956,Đức Hộ Pháp của Đạo CĐ chống CQ.Ông Diệm nên phải lánh nạn sang Cambogde,trong đạo phân tán,các qui tắc cũng không còn chặt chẽ
Một số lực lượng vào Liên Minh...
Tháng 6/1963,hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại góc đường Lê văn Duyệt và Phan Đình Phùng bằng xăng.Lúc đó bà Nhu,em dâu ông Diệm còn có nhiều phát ngôn rất sổ sàng hổn láo làm giớ tăng ni "shock " và phật tử nỗi giận..
Ở tỉnh các hòa thượng,ni sư tự thiêu ,SV Mai Tuyết An tự chặt tay để phản đối  CQ
HT.Thích Quảng Đức tự thiêu

Chưa vào trường nên tôi làm gia sư cho em Thanh là con bác Cát đang hoc tai tư thuc Bồ Đề -SG ,do các GS,theo Phật giáo quản lý

 
1 buổi trưa (sau đó tôi mới biết là ngày 25/8/1963,em Thanh chạy về nhà 180 ND,mặt xanh như tàu lá nói :  Họ bắn người chết ngay sau lưng em (sau nầy tôi biết là nữ sinh Phật giáo Quách thị Trang (trước 1975  được tạc tượng tai công viên Diên Hồng trước chợ SG,gần chỗ cô bị bắn, nay tượng nầy được dẹp bỏ để làm đường trên cao Bến Thành -Suối Tiên
Vào hoc được mấy tuần thì có vụ SV Phật giáo  ở trường Chu văn An bị bắt ,xe CS.chạy qua trường tôi,các bạn GS.SP vổ tay rào rào ủng hộ nhưng ko có chuyện gì xảy ra.
Tháng 11/1963 TT Diệm bị lật đổ.Trường SPSG cũng có nhiều thay đổi trong BGH,cuối năm nhất mấy thầy đi Mỷ hoc 
Tại SPSG,hàng tháng tôi lảnh HB là 200 đồng
Tôi ở nhà Bác như con cưng,CN tôi thường được Bác dẫn xem chiếu bóng tại các rạp gần bưu điện Chợ lớn )đ Tổng Đốc Phương xưa )  hoăc đến nhà cụ Đồ Tư (là hương sư của bác ở TB) đường Yên Đỗ  chơi với Hảo và An
Tôi tình cờ ngồi cạnh Hảo tại lớp hoc Minh Hoàng, mà ko biết là người quen của Bác Chữ ,lúc ấy Hảo hoc trường Trưng Vương Mẹ Hảo còn vấn khăn ,nói năng rất nhẹ nhàng từ tốn,tôi thấy như ở nhà của mình
Năm 1965,nhà trường bắt nộp Sơ Yếu LLđối với những người có khai sinh di cư,Bác đưa tôi đến Tòa Án SG và nhờ cụ Tư nên SYLL làm khoảng hơn tuần thì lấy nộp cho trường
1964,cơn bão manh tàn phá miền Trung,trường tổ chức cứu trợ,GS mang thùng đi quyên góp tiền và quần áo cho đồng bào,các bạn ở trường thức đêm ngày phân loại đồ đac,chuyển qua cho SV y khoa sấy triệt trùng rồi đóng thành bành,Làm được 2 tuần thì  trong trường có 1 biến cố.BGH bắt phải ngưng lại mọi việc vì có các bạn bị nghi là âm mưu chống đối  chính quyền
 
(xin xem trong ĐS 50 năm SPSG :
 
Một số thầy trong trường sang Mỷ du học :Doản Quốc Sỷ,Nguyễn Tá Minh,Phạm văn Phúc,Nguyễn Quí Bổng.
Với tôi,năm thứ I SPSG có rất nhiều điều mới mẻ :
- Đi chụp ảnh tại tiệm Mạnh Đan,rất nổi tiếng bây giờ


- Đi xem 1 trận bóng đá tại sân Cộng Hòa-tư cách là TB.Thể thao lớp và được anh Ngô tấn Quan lớp I /7 mời (tôi làm TB.TT do chị Hồng Điệp cử,mấy bạn khác chơi TT giỏi nhưng ko ai quan tâm- có lẽ do lợi thế chiều cao
- Đi xem 1 buổi thu âm trực tiếp (trốn học ) tại Đài Phát Thanh Saigon do Tâm Đan dẫn chương trình,thấy tận mắt các ca sĩ nổi tiếng bấy giờ {Thanh Thúy,Phương Dung,Nhất Tuấn (Phạm Hậu),tác giả tập thơ CHUYỆN CHÚNG MìNH  rất được giớ SV  tán thưởng
- Khi giải bóng đá Merkeda 1964,tổ chức ở SG,tôi còn làm HDV tiếng Anh.cho 1 cầu thủ Miến Điện vào đường Đồng Khánh-Chợ Lớn mua vải làm quà cho mẹ ,tôi biết chỗ nầy vì thỉnh thoảng bác trai dẫn đi xem phim tại  2 rạp gần đó
-Lần đầu tiên được thăm Trung Tâm Giáo Duc Cộng Đồng Long An
- Lân đầu tiên nhìn thấy biển khi cùng lớp đi Vủng Tàu
- Cô Trần thị Hoa,GS.Tâm Lý  dẫn đi xem trường Mù Nam và Nữ,cách viết chữ Braille của các em (nghe đâu cô là GS.TL.VN nữ đầu tiên tốt nghiệp ở Hoa Kỳ.
Tôi có viết 1 đoản văn được đăng trên báo Xuân SPSG,báo đã mất,ko dấu tích
Sau đó tôi được giải nhì trong cuộc thi viết 1 bài LV nhân lễ Hai Bà Trưng là 200đ
Hè tôi thi Tú Tài II ban C (văn chương Anh,Pháp,tôi mua sách Triết của Kim Định về thức khuya hoc,sách Anh,Pháp nhưng khi SP tựu trường tôi ghi danh hoc MPC (Tóan ,Lý,Hóa ) cùng với chị Đầm (bạn cùng lớp chị nầy rớt chứng chỉ dư bị MPC 1 năm trước ),ko thể hoc Văn Khoa vì trường ở thành Cộng Hòa,Q.1 rất xa nhà.
Năm hoc 1964-65 MPC  có 2 môn còn dạy tiếng Pháp : 1 Môn gì đó tôi quên rồi  và Nhiệt do 1 GS người  Pháp chính gốc là bà Marchand,lạy trời,ngồi nghe thầy nói như  " vịt nghe sấm ",mấy ngày sau ban Đại Diện mới quây Roneo bài ra giấy,chưa xem hết bài đó thì có chủ đề mới rồi. 
Cuối năm hoc,chuẩn bi ra trường SPSG,tôi ko dám đi thi nhưng khi nhìn kết quả đậu  của C/C MPC thì hết hồn 10/200  thí sinh 9 8 người đỗ chính thức đủ diểm qui định còn 2 bạn đỗ với sự khoan hồng của HĐ.Giám khảo,viết rõ ràng trên bảng
Thời đó ,nếu muốn học y khoa phải có 1 trong 3 chứng chỉ nầy :
 - MPC (Tóan Lý Hóa ),
  - MG (toán đại cương ) 
 -  SPCN (Sciences Physique, Chimie et Naturelles)
Do đó mới có chuyện Ngô Đình Lệ Thủy là con OB cố vấn Ngô Đình Nhu muốn học Y khoa nhưng do thiếu c/c nầy nên khoa trưởng ĐH Y Khoa thờ đó là BS.Pham Biểu Tâm từ chối
Tết 1965, nhóm  bạn  K.2 tổ chức đi Đà Lạt  nhưng tôi ko đi mà về TN,mẹ hứa mua cho tôi 1 xe Velo Solex để đi hoc.Muốn chạy xe nầy phải đạp khởi động như đi xe đạp,sau đó 1 tay vịn ghi-dông còn 1 tay đẫy cái cần trước đầu xe ra phía trước
Buổi chiều hôm ấy,khi người bán mang xe đến cho tôi chạy thử,vừa khởi động thì chiếc xe lao về phía trước,ngược chiều là 1 chiếc xe nhà binh pha đèn sáng giới ...hú hồn,thôi quên chuyện mua xe velo đi
Mấy tháng sau thi ra trường .Tôi đứng thứ 125/359 GS
Điểm tốt nghiệp là điểm trung bình cộng  của suốt 2 năm hoc
Các bạn chọn nhiệm sở theo thứ hạng của mình.Nhiệm sở ghi công khai trên bảng đen  trong hội trường và  QĐ được gửi cho GS liền ngay sau khi chọn
 Số 1 là Saigon nhưng người tốt nghiệp thủ khoa quê Đà Lạt lại về Đà Lạt
Các bạn có thể hoán chuyển nhau nhưng chỉ sau  khi chọn
Tôi dễ dàng về TN ......
 
(tiếp P.3  Từ 1965- 1970 )