Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Bửa cơm trưa ở trường TH.Tây Ninh xưa

Năm 1956,tôi thi đậu  lớp đệ thất trường TH.Tây Ninh.
Năm đó tôi đứng thứ 32 (đồng hạng với 1 bạn khác) và nằm trong số 35 hs được học bổng 200d/tháng,lảnh 10 tháng/năm học.Thủ khoa tôi còn nhớ là bạn Phùng văn Hiển
Việc tôi thi vào trường nầy không do có gì 'định hướng " cả vì lúc đó nhà tôi chỉ cách trường TH.Lê văn Trung  khoãng 500 mét và lúc bấy giờ học sinh theo học trường nầy,tất cả các lớp  chỉ đóng học phí tượng trưng là 10 đồng/tháng.Số tiền đó không lớn lắm,một gia đình đông con cũng có thể lo cho nhiều đứa đi học.
Chỉ là một ngày nọ,có dịp đi qua quốc lộ 22 ,trên đường vào chợ cũ TN ,chúng tôi thấy có 1 ngôi trường một trệt 1 lầu,khang trang,nền lót gạch bóng.,với tôi,đó như 1 tòa lâu đài trong truyện cổ tích vì lúc đó từ lớp đồng ấu, các lớp tôi học đều lợp mái tranh vách  và nền bằng đất..
Vào học ở đây , cách nhà hơn 4  km,phải sắm đồng phục : áo dài trắng,quần đen hoặc trắng mang giày hay sandale,guốc gỗ. ..con trai thì áo sơ mi trắng,quần xanh dương đậm và  phải mua và tập đi xe đạp.Cấp chúng tôi có 4 lớp:A,B là Nam,C có 14  nữ và D toàn con gái..
Bọn con gái chúng tôi vừa qua khỏi lớp cao nhất bậc tiểu học (lớp nhất),còn nghịch ngợm theo cách trẻ con, chưa hình thành sự điềm đạm của thiếu nữ .Tới giờ ra chơi,cả bọn vào căn phòng phía  ngoài toilet đá cầu,cột hai  tà áo dài  qua một bên. Buổi chiều,  trống tan trường về,dắt xe đạp ra ngoài là mấy đứa lập tức buộc tà áo dài lại  hoặc  cởi  ra bỏ vào cặp,mặc áo túi bên trong cứ thế đạp xe nhà.Hồi đó chưa có các kiểu áo lót như bây giờ nên mỗi đứa thường mặc bên trong 1 áo ngắn tay phồng,cổ lá sen nên  đi ngoài đường cũng không sao...
 Chúng tôi phải học ngày 2 buổi.,các bạn Gò Dầu,Trảng Bàng ở trọ chung quanh trường.các bạn ở Qui Thiện,Chợ long Hoa,cửa số 7 như tôi phải mang cơm trưa theo
Hồi đó không có "gàu-mên"(gamelle)  để đựng cơm trưa,các bạn thường dùng mo nang cau phơi khô rồi hơ lửa cho dẻo đựng cơm  vói một ít thức ăn như muối tiêu,ớt,khô cá sặt nướng,...dĩ nhiên là ko bao giờ có canh hay  các món có nước...
Buổi trưa ...học sinh xuống 2 căn phòng tầng trệt lấy cơm ra ăn...
Bửa đó tình cờ thầy  giám thị Mai vào thăm.Thầy ghé lại nhìn vào phần cơm của anh T.Có lẻ hơi  tủi thân,xấu hổ (?) vì bửa cơm đạm bạc của mình nên anh T...sụt sịt ..., như dây chuyền... các bạn khác cũng... khóc theo.
Thầy Mai ôn tồn"Thầy chỉ  ghé thăm thôi,ko có gì đâu,các em ăn đi rồi chiều còn học"
 Mấy ngày sau đó Trường ra thông báo cho học sinh nhà xa được ăn cơm trưa miễn phí tại trường.
Buổi trưa sau giờ học, tôi  các bạn sắp hàng đến  một nhà dân cách trường hơn  200 mét ,đi qua 1 trại hòm về phía Mít một  và ăn trưa  ở đây.Bửa cơm gồm cơm canh,món mặn là cá hay thịt kho và còn tráng miệng bằng chuối nũa...
Chúng tôi được ăn cơm trưa đến hết năm học và năm sau  lên đệ luc thì chuyển lại học môt buổi...
Viết lại chuyện nầy,nhớ về  một thời ngày xưa  Thầy, trò ngày đó nhiều người đã ra đi vào thiên cổ nhưng tình  - nghĩa. vẫn còn thấm đẩm trong trí nhớ ..biết bao giờ có lại được

Ảnh các GS.trường TH.Tây Ninh

Ảnh : Các GS trường TH.Tây Ninh.



Chuyện đi học xưa và nay-Bài viết


Mấy ngày nay mưa gió thất thường,cái đầu gối tự nhiên co lại,không thể bước đi được,khám bệnh BS nói là thoái quá khớp,cho uống thuốc thấy cũng đở,khi ngồi được thì xem báo mạng  có 1 chuyện ngắn -tác giã cam đoan đây chuyện có thật 70%.Tựa của câu chuyện nầy là "Phải chết"

Một chị nọ ở quê,nhà nghèo phải đi làm "cửu vạn".Trong khi kéo chiếc xe chở đầy hàng điện tử xuống dốc,chị bị 1 túi hàng rất to buộc không chặt nện vào thắt lưng.,chồng mang vaò bệnh viện 103 để làm phẩu thuật.Bi kịch của chị bắt đầu.
Trước mỗi ca mỗ,gia đình bệnh nhân phải "bồi dưỡng" cho bác sĩ và ê-kíp trực tiếp mỗ.Ông chồng vào giờ chót,sót tiền của nên đã lấy bớt lại nữa số tiền lót tay cho BS.BS mỗ chính nghe đâu là 1 người rất giỏi nhưng ông ta chỉ vào phòng mỗ khoãng 10 phút rồi trở ra giao lai cho 1 bs trẻ mới ra trường,anh nầy không có kinh nghiệm nên đường dao có đôi chút chệch choạc nhỏ.
Kể thế nào cho hết nỗi đau mà chị phải gánh chịu  sau cơn mỗ.Sau đó gia đình biết là anh chồng dại dột đã xén bớt nữa số tiền lo cho BS Cả gia đình phải năn nĩ, van lạy để chị được mỗ lần hai và kỳ nầy người chị chồng đứng ra thay gia đình  giao đủ tiền bồi dưỡng cho BS nhưng sau đó bệnh của chị ấy không khá hơn bao nhiêu vì bị những hệ luy từ ca mỗ trước.Sau 1 thời gian chịu đau đớn,nhà cửa bị cầm cố cho 2 ca mỗ không thành công vì sự vô trách nhiệm của người BS mỗ chính,chị cố gắng tự tử vì chỉ có cái chết mới khỏi làm khổ những người thân.
Những  tình cảnh khốn khổ tương tự như vậy của dân nghèo nông thôn và thành thị hiện nay  nhiều không kể.Đó là vết nhơ của ngành y tế.Còn giáo dục thì sao?...
 Bé L. là con chị giúp việc nhà theo giờ của mình,con bé mặt mũi sáng sủa,ngoan.Con bé không được đi học vì mẹ bỏ quê lên  Saigon  tìm việc làm.Bé rất thích được đi học.
Đầu năm học mới,mẹ cháu đi tới trường Phù Đổng -quận 6 xin cho cháu vào học không được vì nhà trường đòi hộ khẩu hoặc giấy tạm trú mà dân gọi là nhập cư thì làm gì có.
Mình đã chạy lên phường làm giấy bảo lãnh cho cháu,cô phụ trách giáo dục hứa sẽ tìm cách giúp đỡ.... 2 ngày sau cô ấy trả lời là không được vì trường PĐ  chỉ có lớp 1 và 2,bây giờ muốn học phải xin  trung tâm GD thường xuyên hoặc trường Trương Công Định,1 nơi rất xa chỗ cháu ở mà đi về ban đêm thì hết sức khó.
VN đã ký công ước quyền trẻ em sớm nhất (nghe nói đứng thứ 2)nhưng việc  xin học cho 1 đứa nhỏ hết sức khó khăn,bên nầy đá qua ,bên kia đá lại,không có 1 lời giải thích rõ ràng,sao người phụ trách trường PĐ (không có lớp cháu muốn xin vào học  nhưng không chịu nói rõ mà lại biểu làm giấy bảo lãnh rồirốt cuộc cũng không được đi học????
Mọi người hay nói:Trẻ em là tương lai đất nước...Bạn nghĩ gì nếu cái tương lai cụ thể ấy: những đứa trẻ mù chữ càng ngày càng nhiều.....????
                                    

   nên tạo  cho các cháu có môi trường tốt nhất để học hành- hình từ báo Tuổi Trẻ.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Đi chơi ngày Tết 2013

Mùng 7 tết,Hùng ở Nhật về rũ đi thăm chị Tư ở Vũng tàu.
Trên đường đi ghé vào thiền viện Linh chiếu để chị Hai cúng dường thực phẩm cho quí thầy trụ trì tại đây.
May mắn được vào chụp ảnh với thượng tọa Thích Thanh Từ- trụ trì và là người lãnh đạo tinh thần cao nhứt của phái Trúc Lâm.

Thầy phải ngồi  trên xe lăn, có 2  Phật tử kèm 2 bên,không nói gì,nghe đâu là đang bệnh rất nặng...
kế đó là thăm tịnh xá của sư cô Đào,đang xây cất kế bên,rất lớn,cao đến mấy tầng mà chưa hoàn thành.
Sau đó xe thẳng ra Vũng tàu ghé nhà chị Tư.
Chị Tư vừa xuất viện ,trước Tết ra vào nhà thương hoài vì bệnh tim.
Rất vui,con cháu về đông đủ,cùng nhau làm bữa cơm trưa rất ngon,đủ cả món chay mặn.
Vợ chồng Vũ Phượng, Ron Phượng từ Úc cũng về VN ăn Tết, Hà-Tráng  và con dâu mới cưới hồi trong Tết rất xinh, Hải,Hằng,Hương-Nghiêm và 2 cháu,Loan,Út (vợ Hải và 2 con về quê thăm mẹ,chồng Loan ( Bảo) đi công tác)nên ko có mặt.Không khi gia đình thật đầm ấm và vui vẻ.
Hùng chụp 1 số hình nhưng phải đợi qua Nhựt rồi mới gửi về.
Con cháu  đoàn tụ,vui vẻ với nhau là món quà Tết ý nghĩa nhất và ấm áp nhất cho những người cao tuổi...Vui biết bao nhiêu


Chụp hình tại cây Sala chùa Linh Chiếu  - Tương truyền Đức Phật từng nhập niết bàn tại gốc cây nầy ở Ấn Độ.
Ngày nay,các nước theo đạo Phật đều đến đây xin cây con để trồng tại các chùa nước mình.



Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Hình Trúc-gửi Tết 2013

Trước  kia, nhà Trúc cách nhà bà nội Vy 1 căn.
Trúc cùng ba mẹ định cư ở Mỷ từ năm 2006 (30/3).
Đây là hình ảnh của gia đình Trúc gửi từ Mỷ.








hình nầy có ghi ngày chụp,lúc đó T.học lớp 8,chắc ăn tiệc mừng lên lớp?













Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Tết 2013 - Bà nội và 4 cháu

Tết 2013.














Ăn Tết Âm lich 2013- Tuyết Hồng


"ĂN GIAO THỪA"
Có đám bạn có tâm hồn ăn uống, nên giao thừa cũng là dịp để ...ăn. 

Như những dịp khác, gia chủ Tuân lúc nào cũng rất chu đáo, nhà cửa trang trí theo chủ đề của ngày lễ. Hôm nay là chủ đề TẾT VIỆT NAM. Tuân thiết kế bàn thờ có đầy đủ mọi thứ hương, hoa, bánh tét bánh chưng, mâm trái cây ... tứ quả vì không kiếm được trái mãng cầu.
Không gian và không khí trong nhà rất là Tết. Có góc thì trang trí hoa mai hay cành mai, trên tường là các câu đối Tết, dây pháo. Ngoài hàng hiên cũng có bàn thiên để cúng sao giải hạn. Ngoài ra còn có DVD cho chương trình mừng xuân 2013 mới toanh vừa gửi từ Việt Nam qua.
Tuân hiểu biết về tục lệ Tết hơn hẳn chị Hồng! Những món gì nên làm trong dịp Tết. Tuân nhờ mình cắt bánh chưng, bánh tét, cắt khổ qua ... 3 nhát. Tuân giải thích "không phải em "đì" chị làm đâu nhe, mà vì theo tục lệ của mình thì người lớn nhất trong nhà là người làm những công việc đó!" (chà John ...già hơn mình mà ta!)
Tất cả các món ăn đều rất ngon vì đa số các bạn ...nam đều biết nấu ăn.
Các đồ ăn chơi thì có nem chua, thịt đông, chả lụa, giò thủ, tôm khô củ kiệu hột vịt bắc thảo.
Các món gỏi gỏi cuốn bì heo, gỏi gà,
Các món làm từ gạo nếp thì có cơm, bánh chưng, bánh tét, xôi nước dừa, xôi gấc.
Các món canh thì có canh khổ qua, canh giò heo
Các món kho thì có thịt kho tàu, thịt heo quay kho tàu
Rồi chè, mứt, trái cây, thức uống ngọt, rượu, bia  v.v..
Làm như thức ăn các "mồng" dồn vào ăn cho hết ngày này!
Sau đó hai mẹ con chơi vài ván bài cào, kết quả - huề.
Chỉ có Jen là được lợi vì hai cái phong bì lì xì của Cậu Tuân và Dì Ngân. 

Cả nhà Jackson phải về sớm vì sáng mai "gia trưởng" phải đi làm sớm.
Bà Jackson cũng còn tiếc nuối lắm!
Dù sao cũng có cái một chút gì đó để chào đón Giao Thừa!
Cám ơn chủ nhà đã tặng cho mọi người sắc Xuân ấm cúng, dù là xa quê!






Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Lễ hội mừng Giáng sinh cho gia đình-Tuyết Hồng


Lễ hội mừng Giáng sinh cho gia đình
Category: tuyết hồng, Tag: Đời sống,Khác
12/11/2011 08:34 pm
Công ty tổ chức ngày hội Mừng Giáng Sinh cho tất cả các gia đình công nhân viên nhất là cho trẻ con.
Lễ hội này có khoảng 58 công ty tham gia. Vé vào của và tất cả các trò chơi đều miễn phí - dĩ nhiên là do công ty trả cho công ty tổ chức lễ hội.
Nếu không có vé của công ty thì phải mua AUD27/người, nếu ai muốn rủ thêm bạn bè.
Tôi cũng không ngờ là qui mô cũng khá lớn. Có hơn 50 trò chơi, ngoài ra còn có sô diễn búp bê nhồi bông và xiếc.
Nếu quy ra tiền các trò chơi mà cả gia đình tham gia cũng phải hơn 200AUD chưa kể vé vào cổng.

Công ty Hofmann có một khu vực dành riêng trong khu hội trường lớn rất mát mẻ và có bàn ghế nữa.
Tôi chẳng nghe thông báo cụ thể gì từ ban tổ chức, nên chẳng chuẩn bị gì cả.
Nếu biết mình có khu vực riêng thì tôi đã chuẩn bị một bữa picnic thịnh soạn rồi!
Đồ ăn và thức uống trong hội chợ cũng rất mắc và ít lựa chọn, nhất là thức ăn nhiều chất béo như khoai tây chiên, xúc xích v.v...

Jennifer may mắn được ông già Noel gọi tên đầu tiên.
Quà là một cái xe đẩy và một búp bê cũng khá xinh, đựng trong một cái túi Giáng Sinh to khổng lồ!
Con bé ôm búp bê hát ru ngủ kia!

Cả Ba và Mẹ không ngờ Jen cũng dạn dĩ như vậy.
Jen hào hứng với tất cả các trò chơi kể cả tham quan ngôi nhà Ma.
Ấn tượng nhất là chơi cưỡi bò tót, mấy đứa nhỏ lớn tuổi hơn Jen mà còn té, trong khi Jen chơi tới hết giờ luôn!

Hai chị em Katie và Jen thoả mãn về ngày hội lắm.
Hy vọng năm sau công ty tổ chức nữa.


Đạo đức trốn đâu rồi ? - P.Hoa


Thật là bó tay.com
Chiềungày 16/6/2011 tại vòng xoay ngả năm An dương vương Q.5.
1 người đàn ông đi xe honda bị 2 tên cướp cũng đi xe gắn máy giựt giỏ tiền
Anh nầy chống cự quyết liệt nên 2 tên cướp không giựt được  giỏ nhưng trong lúc giằng co qua lại,miệng giỏ bị toạt ra và nhiều tờ giấy bạc văng ra ngoài.
Nhiều người đi đường thay vì giúp đở người bị giựt lại hè nhau ,tranh nhau lượm hết số tiền của người bị hai,gây cảnh hỗn loạn tại vòng xoay.Theo 1 người chứng kiến,số người tham gia vào vụ cướp cạn nầy lên đến hơn 30 người ( hình)
Nhớ lại trước đây,nhiều vụ cướp cạn hết sức tàn nhẫn: vụ sập mỏ đá Lèn cờ- Nghệ an,trong lúc bối rối 18  xe máy của các nạn nhân đều bị cướp sạch.
Hết chỗ nói.
Nghe chuyện thế sự như thế thật buồn hết sức.
Tại sao lại có một số người có cách hành xử hết sức tàn nhẫn với đồng loại mình đang lúc nguy hiểm?
Đạo đức với sức tấn công vủ bão của đồng tiền đã trốn hết rồi chăng ??

Bài viết của Lê Quốc Sơn trên nonglamsuc.com


Cô giáo dạy chúng tôi dưới mái Trường Nông Lâm Súc thì có nhiều  lắm...Cô Hòa , cô Diện dạy Lý, Cô Sương dạy Toán rồi Cô Xuyến dạy  Văn, Cô Phấn dạy môn Pháp Văn...
Thời ấy ở Trường ,Thầy Cô của  chúng tôi là những bậc đáng kính . uyên bác trong cách giảng dạy...thâm thúy với những kiến thức  của ngưới đi trước truyền dạy lại cho các thế hệ sau này...Trong lớp học,, chúng tôi rất chăm chú và lắng nghe từng  lời giảng bài của Thầy Cô giáo...và với những giờ  học lý thú làm say mê từng đứa , đôi lúc tiết học dù hai tiếng mà bổng thấy sao vô cùng ngắn ngủi!
Như những đứa con của từng gia đình, "Công Cha như núi  Thái Sơn- Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" nhưng lạ một điểm là khi nhắc và nhớ thì ai cũng thường nhắc về..Mẹ nhiều hơn Cha! còn vê Quê thì cũng hay nhắc đến Quê Mẹ,Quê Ngoại...rồi thơ, văn,ca khúc...thường thì cũng ngợi ca biết bao chuyện về người Mẹ!!! Gia đình của mỗi người là thế, còn Đai gia đinh thứ hai của mỗi người là ngôi trường của mình thì...đa số mỗi chúng ta lại hay nhắc về Cô Giáo của mình!
Tôi luôn nhớ về Cô Hòa, trong số các cô giáo dạy ở trường Nông Lâm Súc dạo ấy, thì Cô Hòa có tác người cao lớn nhất, cô vui vẻ hay cười và những bài giảng của cô rất dể hiểu,lôi cuốn chúng tôi! Tôi còn nhớ như in lời cô thật chắc,gọn và giọng Nam Bộ thật đậm chất, gia đình cô có quán cà phê ” Tao Ngộ” ở gần cửa số 7 ngoại ô, dù thích uống cà phê nhưng hồi đó rất “ngán”gặp Cô Thầy, nên ít đứa nào dám đến uống cà phê nghe nhạc Trịnh dù muốn ủng hộ quán của Cô giáo mình!
 Sau này ,khoảng năm 1985…vô tình tôi gặp lại Cô đang công tác tại một trường Sư Phạm Mẫu Gíao ở Quận 5 Sàigòn, lúc ấy Cô Hòa đã luống tuổi,nhưng vẫn nụ cười đôn hậu như xưa và giọng nói không thay đổi chất Nam Bộ “rặt” khiến tôi rất vui khi được gặp lại Cô, cảm xúc như gặp lại gia đình ruột thịt sau bao năm xa cách!Gặp tôi, Cô cũng rất vui và hỏi han ân cần rất nhiều điều…hỏi thăm những bạn bè trong lớp học ngày xưa,rồi hỏi thăm cuộc sống,công việc làm ăn… thật chân tình như người Mẹ luôn quan tâm tới những đứa con của mình!
Nay, dù đang ở một góc trời xa, tôi thật xúc động khi được nhìn thấy hình ảnh của Cô trên trang nhà của đại gia đình Nông Lâm Súc Tây Ninh, có cả những gương mặt thân yêu của Cô Đời, Cô Xuyến…tất cả bây giờ xấp xỉ hoặc đã bước vào tuổi”xưa nay hiếm” hết rồi!
Cái gì ra đi sẽ không bao giờ quay trở lại! nhưng tôi vẫn luôn mong ước sao sẽ có một ngày tôi  được sống trong một không gian xa cũ…dù chỉ phù vân trong giấc mơ !với ngôi trường . với hàng cây rợp bóng trước sân , dãy lớp học với đông đủ các bạn bè năm nào…và gặp lại các Thầy Cô Gíao kính yêu của mình, nhất là sẽ được gặp Cô Hòa kính yêu mà phong cách của Cô với nụ cười thật đôn hậu,giọng nói “rặt” Nam Bộ luôn theo tôi đi khắp nơi trong cuộc sống!
Những kiến thức mà các Thầy Cô đã dạy dỗ chúng tôi chính là vốn sống thật quý báu để làm hành trang vào đời suốt mấy mươi năm qua…bạc thời gian như bạc theo mái tóc của mỗi Thầy Cô kính yêu!
Lúc này tôi mới hiểu sâu sắc thế nào là ý nghĩa”Quân Sư Phụ” hay câu ru con văng vẳng tôi nghe được trong trưa hè nơi một miền quê “Muốn sang thì bắc cầu Kiều! Muốn con hay chữ-hãy yêu lấy Thầy” rất thực tế,rất nhân văn!
Những chuyến bay vội vã, những chuyến xe ngược xuôi,giòng người tấp nập khắp nơi trên thế gian này…cuộc mưu sinh theo quy luật cuộc sống …tất cả cuốn hút chúng ta vào một guồng máy khổng lồ …nhưng trong những giây phút tỉnh lặng của mình, tâm tưởng tôi luôn nghĩ về những tháng ngày đã qua…hạnh phúc với thuở học sinh với bao kỷ niệm đẹp…trong đó có hình ảnh của cô giáo Hòa  kính  yêu của tôi!
LÊ QUỐC SƠN
Khóa 3 NLS Tây Ninh